Các loài cần được ưu tiên bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la​ (Trang 60 - 64)

Qua các đợt điều tra, khảo sát thực địa chúng tôi đã thu thập và xác định đƣợc 2 loài côn trùng quý hiếm: Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913) và

Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908) đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Hai loài Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015 và Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993) là đặc hữu của Việt Nam đƣợc ghi nhận tại KBTTN này.

1. Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913)

Tên Việt Nam: Cua bay hoa nâu Tình trạng bảo tồn : EN A 1a, b,c D.

Mẫu vật nghiên cứu : 1♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 2♀, cùng địa điểm, BĐ (1), 13.v.2017 và bẫy UV (1), 14.v.2017, Phạm Văn Phú.

Chiều dài cơ thể : 60 – 65 mm, chiều rộng cơ thể 33 – 35 mm.

Đặc điểm chẩn loại : Con đực : Tấm lƣng ngực trƣớc có màu xanh cổ vịt óng ánh, diềm bên có lông màu vàng. Cánh cứng màu xanh đen, có các chấm nâu dọc trên cánh. Chân trƣớc phát triển; đốt ống chân trƣớc mảnh dài và cong; đỉnh có 1 gai dài hƣớng vào phía trong, giữa ống chân có 1 gai ngắn (bằng 1/3 – 1/2 chiều dài của gai trƣớc) ; đốt ống chân giữa và chân sau bình thƣờng, có nhiều gai ngắn. Các tấm ngực đƣợc phủ bởi lớp lông màu vàng nhạt và khá dài. Con cái : có màu sắc giống con đực, nhƣng chân trƣớc không phát triển, đốt ống chân trƣớc ngắn, có 5 gai ở mép ngoài, gai thứ hai (tính từ đỉnh đốt ống) kích thƣớc lớn nhất (Hình 20).

Phân bố trên thế giới : Trung Quốc, Lào.

Phân bố ở Việt Nam : Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang (Đồng Văn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Kon Tum.

Hình 20. Cheirotomus battareli (Pouillade, 1913)

(Nguồn: Hoàng Vũ Trụ, 2017)

2. Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908)

Tên Việt Nam: Bọ hung 5 sừng. Tình trạng bảo tồn: VU A 1a,d D.

Mẫu vật nghiên cứu: 1♂, Co Mạ, TCSL, BĐ 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 1♂, Chiềng Bôm, TCSL, BĐ 01.v.2016, Hoàng Vũ Trụ; 2♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ,

Chiều dài cơ thể 67 – 70 mm, chiều rộng cơ thể 35 – 40 mm

Đặc điểm chẩn loại (con đực): đỉnh đầu có 1 sừng dài cong về phía sau phủ quá ½ tấm lƣng ngực trƣớc. Tấm lƣng ngực trƣớc có 4 sừng hƣớng về phía trƣớc, 2 sừng ở hai góc bên tấm lƣng ngực trƣớc dài hơn dài hơn 2 sừng ở phía sau, 2 sừng sau nằm gần đỉnh của tấm lƣng ngực trƣớc (Hình 21).

Phân bố trên thế giới: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma.

Phân bố ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hòa Bình, Hà Tĩnh (Ngân Sơn), Lâm Đồng (Đà Lạt), Hà Giang.

Hình 21. Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908)

(Nguồn: Hoàng Vũ Trụ, 2017)

3. Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015

Mẫu vật nghiên cứu: 4♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ. Chiều dài cơ thể 14 – 15 mm; chiều rộng cơ thể 6 – 7 mm.

Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu xanh tối, bóng, cánh cứng có các gờ sọc chạy dọc; mặt trên cơ thể có các lông ngắn màu xám; chùy ăng – ten dài bằng đốt 2 đến 6 cộng lại; đốt ống chân trƣớc có 2 răng; paramere ngắn, 2 nhánh không đối xứng, tấm bụng bằng ½ chiều dài paramere, nhánh phải paramere biến đổi thành dạng móc.

Hình 22. Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015

(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)

4. Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993)

Mẫu vật nghiên cứu: 6♂3♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 2♂, Chiềng Bôm, TCSL, BĐ, 01.v.2016, Hoàng Vũ Trụ, 2♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, (1) và bẫy UV (1), 13.v.2017, Phạm Văn Phú.

Chiều dài cơ thể 30 – 32 mm; chiều rộng cơ thể 18 – 20 mm.

Đặc điểm chẩn loại: mặt trên cơ thể màu vàng xanh, hơi mờ đục, thƣờng bóng ở dọc theo đƣờng nối hai cánh; hàm trên biến đổi thành sừng, uốn cong và hẹp dần về phía trƣớc, đốt ống chân trƣớc có 3 răng; paramere ngắn, đỉnh tách nhau, có dạng hình chữ V.

Hình 23. Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993)

(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la​ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)