rau họ hoa thập tự
a, Điều tra thu thập mẫu côn trùng bắt mồi và vật mồi
Tại mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra sơ bộ để xác định và chọn lựa các điểm điều tra có tính chất đại diện cho vùng nghiên cứu. Chọn các điểm ngẫu nhiên tại các khu vực điều tra. Tiến hành thu thập mẫu theo cùng một phương pháp trong tất cả các điểm điều tra. Tiến hành thu thập sâu hại, côn trùng bắt mồi, kí sinh ở tất cá các giai đoạn phát triển của chúng (trứng, thiếu trùng, trưởng thành) trên lá, thân cây rau, ở dưới đất và khu vực xung quanh. Ghi chép các thông tin và chụp ảnh các nơi thu mẫu cũng như sinh cảnh sống của chúng. Việc thu bắt mẫu theo phương pháp thu mẫu côn trùng thông thường gồm: thu mẫu bằng tay, sử dụng ống hút côn trùng và sử dụng vợt côn trùng (đường kính: 40cm, dài: 2m) để thu bắt. tiến hành thu thập mẫu côn trùng bắt mồi và vật mồi trên rau vào thời điểm nhất định trong ngày từ 5h30 - 8h30, từ 17h - 19h. Trước khi thu bắt quan sát hoạt động bắt mồi, gây hại và các hoạt động khác trên ruộng rau.
Điều tra chi tiết: - Chọn ruộng điều tra
- Thu mẫu bằng tay hoặc bằng dụng cụ như panh, kẹp: Quan sát trên thân, là, gốc của cây rau và dưới đất. Ghi chép các thông tin: Ngày tháng điều tra, vụ rau, cây điều tra, giai đoạn phát triển cây, thời gian phun thuốc, loại thuốc được phun, phun lần thứ mấy. Số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi. Số lượng vật mồi, loại sâu...vv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
Số điểm điều tra là 25 m2 cho 1 công thức điều tra. Điều tra số lượng cây trong m2, điều tra tất cả cây/m2
. Sử dụng vợt côn trùng (đường kính: 40cm, dài: 2m) thu mẫu: Dùng vợt trên cây, ở bờ bụi, trên các cây xung quanh, cây trồng xen. Vợt 20 vợt cho 1 lần thu mẫu. Điều tra tại 25 điểm. Mỗi điểm (20 vợt thu 1 lần) đếm Số lượng sâu hại, loại sâu, số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi
- Ghi chép tất cả các thông tin trên đồng. Thời gian điều tra 7 - 10 ngày/1 lần điều tra.
b, Xử lý và bảo quản mẫu ngoài thực địa
Đối với các nghiên cứu phân loại thì công việc tiếp theo sau thu mẫu ngoài thực địa là xử lý, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Mẫu vật thu thập ngoài thực địa một phần sẽ được bảo quản trong các đệm bông, lọ nhỏ hoặc cồn 96% hoặc nuôi sống trong các lọ nuôi (8 x 6 x 4cm). Sau đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
c, Làm tiêu bản và phân tích mẫu vật:
Sau mỗi đợt thu mẫu vật tại thực địa, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu. Mẫu phân loại được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể mẫu gắn êteket ghi nhận các thông tin về mẫu. Mẫu định vị bằng kim côn trùng được sấy khô trong vòng 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 500
C, xử lý sạch và bảo quản trong các hộp gỗ đựng mẫu.
d, Phương pháp phân loại bằng hình thái
Phân loại học truyền thống bằng hình thái của các loài côn trùng hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự theo các tài liệu phân loại côn trùng của các tác giả: Ivo Hodek, 1973 [41] ; De Back, 1974 [40]; Kenneth A. Sorensen, 1995 [51]...vv. Các loài khó xác định tên tiến hành nhờ kiểm định và so sánh mẫu vật tại Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật.