35 Ong vàng bắt mồi Vespa affinis
3.4.2. xuất sử dụng một số loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại rau an toàn ở Thạch Thất Hà Nộ
sâu hại rau an toàn ở Thạch Thất - Hà Nội
Mật độ của các loài côn trùng bắt mồi rất thấp trên rau an toàn, nên chúng rất ít có vai trong việc khống chế mật độ của các loài sâu hại phổ biến trên rau ở đây. Chính vì vậy, để tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học cho các loài sâu hại phổ biến trên rau họ hoa thập tự trong sản xuất rau an toàn, thì cần phải thả bổ xung số lượng các loài côn trùng bắt mồi.
Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm khả năng ăn mồi của một số loài côn trùng bắt mồi cho thấy: có thể sử dụng bọ rùa sáu vằn thả với mật độ thả là 1 cá thể/m2
có khả năng khống chế được số lượng rệp trên rau an toàn, thời gian thả trong tháng 2, 5 và tháng 12. Vào tháng 2 và tháng 5, khi sử dụng bọ đuôi kìm thả với mật độ thả 1 cá thể/m2
trong tháng 2, 5 có khả năng làm giảm mật độ sâu tơ và rệp xám. Sử dụng thả bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis ( với mật độ khoảng 0,2 con/m2) thì sau 21 ngày sau khi thả, loài bọ xít nâu bắt mồi đã thể hiện vai trò kìm hãm số lượng số lượng tập hợp các loài sâu hại trong vùng trồng rau. Thả 2 loài bọ xít cổ ngỗng bắt mồi Sycanus falleni và
Sycanus croceovittatus với mật độ thả 0,5 cá thể bọ xít/m2 (cả thiếu trùng và
trưởng thành) thì có khả năng khống chế một số loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy như sâu xanh, sâu khoang, sâu đo, sâu đo Plusia sp..
Với kết quả phân tích như trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự theo quy trình sản xuất rau an toàn. Các bước phòng trừ sâu bệnh trong quy trình sản xuất rau an toàn như sau:
1. Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau, khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng sản xuất sản phẩm rau sạch.
2. Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loài rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặc biệt với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trái vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
77
3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời.
4. Áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu huỷ các cây, bộ phận của cây bệnh.
5. Sử dụng các thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là đối với các loại rau ngắn ngày.
6. Bảo vệ nhân nuôi và thả bổ sung một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến (bọ xít bắt mồi, bọ đuôi kì bắt mồi, bọ rùa bắt mồi...vv) trong các vùng trồng rau.
7. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
a. Đúng chủng loại: Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
b. Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
c. Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.
d. Đúng thời gian: sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
78