KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở vùng trồng rau an toàn tại huyện thạch thất hà nội​ (Trang 78 - 80)

35 Ong vàng bắt mồi Vespa affinis

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

+ Trên rau họ hoa thập tự ở huyện Thạch Thất - Hà Nội, đã ghi nhận được 35 loài côn trùng bắt mồi trên rau trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn, 29 loài ghi nhận được tại các điểm trồng rau theo cách truyền thống, thuộc 16 họ trong 6 bộ. Sự phong phú về thành phần côn trùng bắt mồi là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp phòng trừ sâu hại bằng cách sử dụng côn trùng bắt mồi thay thế thuốc hóa học

+ Các loài côn trùng bắt mồi có mật độ thấp, xuất hiện không liên tục, rải rác, luôn biến động, đạt từ 2 - 3 đỉnh trên rau an toàn và 1 - 2 đỉnh trên rau truyền thống, chúng có mối tương quan yếu với các loài vật mồi và rất ít có vai trò kìm hãm số lượng của các loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự

+ Thời vụ canh tác khác nhau ở trên rau an toàn và rau truyền thống đã làm ảnh hưởng đến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên rau họ hoa thập tự. Việc canh tác rau quanh năm đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhóm côn trùng bắt mồi sinh trưởng, phát triển, tăng số lượng trên ruộng rau. Ngược lại sử dụng thuốc hóa học đã tiêu diệt một số lượng đáng kể các loài côn trùng bắt mồi. Mật độ của các nhóm côn trùng bắt mồi trên ruộng trồng rau tỉ lệ nghịch với số lần phun thuốc hóa học

+ Để tạo ra sản phẩm rau sạch, an toàn cần tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, như thả bổ sung số lượng bọ rùa bắt mồi, bọ đuôi kìm, bọ xít bắt mồi với mật độ khoảng 1 con/m2

, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong quy trình sản xuất rau an toàn.

KIẾN NGHỊ

Cần có biện pháp bảo vệ và khích lệ tập hợp các loài côn trùng bắt mồi trên rau an toàn đặc biệt là các loài bọ rùa bắt mồi, bọ đuôi kìm bắt mồi, bọ xít bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes, nhằm phát triển số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

79

lượng và tăng cường vai trò kìm hãm số lượng sâu hại, rệp hại trên rau an toàn.

Trên các vùng trồng rau để sản xuất rau an toàn theo hướng sản xuất sản phẩm sạch cần thả bổ sung số lượng các loài côn trùng bắt mồi để khống chế rệp muội và các loài sâu hại chính trên rau.

Cần xây dựng và hoàn thiện các kỹ thuật nhân nuôi và kỹ thuật thả các loài côn trùng bắt mồi nhằm tạo ra các cá thể nhân nuôi có giá thành rẻ và phù hợp với thời vụ để khuyến khích bà con nông dân tích cực sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở vùng trồng rau an toàn tại huyện thạch thất hà nội​ (Trang 78 - 80)