3. Giới hạn nghiên cứu
4.6. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
Qua điều tra thu thập, chúng tôi đã ghi nhận được các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thể hiện qua bảng 4.18.
Bảng 4.18: Các loài thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu Số
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Các loài quý hiếm
SĐVN DLĐCT NĐ 32
i. 1. Cupressaceae Họ Hoàng đàn
1. Calocedrus macrolepis Kurz Bách xanh EN EN IIA
2. Fokienia hodginsii (Dunn)
Henry et Thorns Pơ mu EN EN IIA
2. Taxodiaceae Họ Sa mộc
3. Cunninghamia konishii Hayata Sa mu dầu VU VU IIA
3. Araliaceae Họ Nhân sâm
4. Panax bipinnatifidus Seem. Sâm vũ diệp CR CR IIA.E
5. Panax stipuleanatus Tsali et Feng Sâm tam thất hoang CR CR IIA.E
4. Aristolochiaceae Họ Nam mộc hương
6. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU VU IIA
5. Berberidaceae Họ Hoàng liên gai
7. Mahonia japonica (Thunb.) DC. Hoàng liên ô rô EN EN IA. E
8. Mahonia nepalensis DC. (M.
annamica Gagnep.) Hoàng liên ôrô EN EN IA. E
6. Burseraceae Họ trám
9. Bursera tonkinensis Guillaumin Trám chim VU
7. Campanulaceae Họ Hoa chuông
8. Caprifoliaceae Họ Kim ngân 11.
Lonicera hildebrandiana Coll.
et Hemsl. Kim ngân CR
9. Dipsaceae Họ Tục đoạn
12. Dipsacus Asper Wall Tục đoạn EN VU
10. Ranunculaceae Họ Mao Lương
13. Coptis quinquesecta W. T.
Wang Hoàng liên chân gà CR CR IA
11. Menispermaceae Họ Lõi tiền
14. Stephania kwangsiensis H. S. Lo Bình vôi quảng tây VU IIA.R
12. Rubiaceae Họ Cà phê
15. Morinda officinalis F.C. How Ba kích EN
13. Sapotaceae Họ Hồng xiêm
16. Madhuca pasquierri H.J.Lamb. Sến mật EN
14.
15. Schisandraceae Họ Phân hùng
17. Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib. Xưn xe tạp VU
16. Dioscoreaceae Họ Củ nâu
18. Dioscorea persimilis Prain & Burk. Củ mài, Hoài sơn VU
17. Orchidaceae Họ Phong lan
19. Anoectochilus setaceus Blume. Lan kim tuyến EN EN IA
18. Triliaceae Họ Hưu túc
20. Paris chinensis Franch. Thất diệp nhất chi hoa EN
Ở khu vực nghiên cứu có 16 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (2007). Trong đó có 4 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR) đó là Kim ngân (Lonicera hildebrandiana), Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta), Sâm vũ điệp (Panax bipinnatifidus), Sâm tam thất hoang (Panax pseudoginseng). Có 7 loài ở mức độ nguy cấp (EN) đó là Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng liên ôrô (Mahonia nepalensis), Sến mật (Madhuca
pasquierri), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Sâm tam thất (Panax
pseudoginseng), Tục đoạn (Dipsacus asper), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus). Có 5 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU) là Hoa tiên (Asarum glabrum), Xưn xe tạp
(Kadsura heteroclita), Trám chim (Bursera tonkinensis), Ngân đẳng đứng
(Codonopsis celebica), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii).
Theo Danh lục đỏ cây thuốc tại khu vực nghiên cứu có 17 loài trong đó 3 loài ở mức độ rất nguy cấp (CR) đó là Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Sâm tam thất hoang (Panax stipuleanatus) Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta). Có 7 loài ở mức độ nguy cấp (EN) là Thất diệp nhất chi hoa (Paris chinensis), Ba kích (Morinda officinalis), Hoàng liên ô rô (Mahonia japonica), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus),Hoàng liên ôrô (Mahonia nepalensis). Bách xanh (Calocedrus macrolepis),
Pơ mu (Fokienia hodginsii). Có 7 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU) là Sa mu dầu
(Cunninghamia konishii), Hoa tiên (Asarum glabrum), Ngân đẳng đứng (Codonopsis
celebica), Tục đoạn (Dipsacus asper), Bình vôi quảng tây (Stephania kwangsiensis), Củ mài, Hoài sơn (Dioscorea persimilis), Thất diệp hải nam (Paris hainanensis).
Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 11 loài thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu. Trong đó thuộc phụ lục IA có 4 loài là Hoàng liên ô rô (Mahonia japonica), Hoàng liên ôrô (Mahonia nepalensis), Hoàng liên chân gà (Coptis teeta), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus). Phụ lục IIA có 7 loài là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Sâm tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoa tiên (Asarum glabrum), Bình vôi quảng tây (Stephania kwangsiensis).
Trên cơ sở nghiên cứu trên cho thấy ở KVNC có nhiều loài cây thuốc quý hiếm. Vì vậy chính quyền địa phương cần có chính sách ưu tiên cho việc bảo tồn các
4.7. Hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của loài cây Tống quán sủ trong khu vực nghiên cứu
4.7.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái và giá trị sử dụng của cây Tống quán sủ
Tống quán sủ (Alnus nepalensis) là cây gỗ cao 15 - 20m, rụng lá mùa khô. Thân thẳng, cành non có cạnh không có lông. Vỏ dày 3 - 4cm, xù xì như da cóc, màu nâu đen, nứt thành mảng hình ô vuông, mỗi cạnh 1 - 1,2 cm vỏ trong màu xám nhạt. Cây phân cành khá cao. Chồi lá không lông. Lá đơn mọc cách, phiến lá dài 4 - 16cm, rộng 2,5 - 10cm hình trừng ngược, hình trứng. Hình trái xoan rộng, mép lá gần nguyên hoặc có răng cưa nhỏ. Gân bên 8 - 16 đôi. Cuống lá dài 1 - 2,5cm.
Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa đực rất nhiều, thành bông đuôi sóc dài đến 15cm. Cụm quả rất nhiều, hình nón xếp thành dạng chóp. Lá bắc quả hóa gỗ, Đỉnh xẻ nông thành 5 thùy dài 4mm. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 10 - 11.
Quả có cánh dài bằng nửa hay 2/3 quả. cụm quả hình trái xoan dài 1 - 2cm, đường kính 0,5 - 1cm.
Cây tái sinh sau nương rẫy, chịu được lửa rừng có thể là loài cây tiên phong định vị. Cây ưa sáng, ưa khí hậu mát và ẩm. Cây ưa đất vùng á nhiệt đới có độ pH từ 4,5 - 5,2. Cây sinh trưởngnhanh, nhất là giai đoạn dưới 10 tuổi. Cây tái sinh hạt rất tốt, nhiều nơi tái sinh thành những đám rừng thuần loại, mật độ khá dày, tái sinh chồi cũng rất mạnh, dễ trồng. Thích hợp nơi có độ dốc dưới 250, độ cao từ 1000 - 1800m. Thích hợp đất cát pha, chịu được đất khô cằn, nghèo xấu, tầng đất mỏng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm khoảng 150C, độ ẩm bình quân 80%, lượng mưa hàng năm trên 1500mm, chịu được sương muối giá rét.
Phân bố: Trên thế giới, Trung Quốc, Ân Độ, Nepal. Ở Việt Nam: Cây phân bố khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang (Đồng Văn, Quảng Bạ, Hoàng xu Phì...) Sơn La (Phong Thổ, Mường lay) Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Mường Khương)...
Giá trị sử dụng hiện nay gỗ cây Tống quán sủ dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ, làm củi…. Chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Chất lượng gỗ So với các loại cây chịu lạnh như Sa Mộc và Thông thì giá trị kinh tế của cây Tống quán sủ không cao bởi gỗ của loại cây này không tốt, chỉ có thể sử dụng đóng những đồ dùng gia dụng đơn giản. Ở nhiều nơi Tống quán sủ được trồng để giữ đất, chống sói mòn đất, trồng xen với cây ưa bóng ví dụ như thảo quả ở huyện Xín mần, Hà Giang. Về giá trị làm thuốc chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn nhằm đánh giá giá trị làm thuốc của cây.
4.7.2. Khả năng kháng một số chủng vi khuẩn của dịch chiết từ cây Tống quán sủ
Kết quả về thử hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cây Tống quán sủ (Alnus
nepalensis) ở các nồng độ khác nhau được thể hiện ở bảng 4.19.
Bảng 4.19. Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Mẫu Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
S. marcescens E. coli B. subtilis
M1 12 13 - M2 12 13 - M3 12,5 13 - M4 22,5 16 - M5 23 16,5 - M6 23 18 - M7 17 9 - M8 17 9 1 M9 18 11 2 M10 23 15 2 M11 23 15 2,5 M12 23,5 17 2,5 M13 23 15 3 M14 23 17 5 M15 24 17 6 M16 24 22 8 M17 25 23 9 M18 25,5 24 9,5 DMS - - - H2O - - -
Ghi chú: Đường kính vùng ức chế (ΔD) = D - d (với d=7,5 mm). Các giá trị
đường kính vùng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn được tính trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm.
Trong nghiên cứu ở đây, hoạt tính ức chế vi khuẩn được đánh giá qua vòng ức chế vi sinh vật được tạo ra xung quanh các giếng trên đĩa thạch có bổ sung dịch chiết thử. Quan sát kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy hoạt động các chất làm đối chứng hoàn toàn không có vòng ức chế vi sinh vật xuất hiện. Kết quả thử hoạt tính với 3 chủng vi sinh vật kiểm định cho thấy cao chiết bằng dung môi Etanol của cây Tống quán sủ có khả năng ức chế 3 chủng vi sinh vật sau: Serratia marcescens; Baccillus subtilis; Escherichia coli.
- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện thời gian là 24 giờ (M1, M2, M3, M4, M5, M6):
Đối với vi khuẩn S. marcescens (hình 4.12), dịch chiết có nồng độ 10 g/l; 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l; 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh, với đường kính vòng vô khuẩn từ 12 mm - 23 mm. Dịch chiết có nồng độ 100g/l và 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 23 mm. Như vậy, khi nồng độ dịch chiết càng tăng thì đường kính vòng vô khuẩn càng tăng, hoạt tính kháng khuẩn tăng.
Hình 4.12. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 24 giờ
M1: Nồng độ 10g/l M2: Nồng độ 30g/l M3: Nồng độ 50g/l M4: Nồng độ 70g/l M5: Nồng độ 100g/l M6: Nồng độ 150g/l
Hình 4.13. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. coli dịch chiết 24 giờ
M1: Nồng độ 10g/l
M2: Nồng độ 30g/l M3: Nồng độ 50g/l M4: Nồng độ 70g/l M5: Nồng độ 100g/l M6: Nồng độ 150g/l
Đối với vi khuẩn E. coli, (hình 4.13) dịch chiết có nồng độ 10 g/l; 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l và 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn trung bình với đường kính vòng vô khuẩn từ 13 mm - 18 mm. Theo bảng 4.19, chúng tôi nhận thấy khi nồng độ dịch chiết càng tăng thì đường kính vòng vô khuẩn càng tăng, hoạt tính kháng khuẩn tăng. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 23 mm. Dịch chiết có nồng độ 10g/l; 30g/l và 50 g/l có hoạt tính khoáng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 13 mm.
Đối với vi khuẩn B. subtilis, dịch chiết không có hoạt tính ức chế vi khuẩn. - Dịch được chiết với etanol ở điều kiện thời gian là 48 giờ (M7, M8, M9, M10, M11, M12):
Hình 4.14. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 48 giờ
M7: Nồng độ 10g/l M8: Nồng độ 30g/l M9: Nồng độ 50g/l M10: Nồng độ 70g/l M11: Nồng độ 100g/l M12: Nồng độ 150g/l
Đối với vi khuẩn S. marcescens (hình 4.14), dịch chiết có nồng độ 10 g/l; 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l; 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn rất mạnh, với đường kính vòng vô khuẩn từ 17 mm - 23,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 23,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 10 g/l và 30 g/l có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 17 mm. Theo bảng 4.19, chúng tôi nhận thấy khi nồng độ dịch chiết càng tăng thì đường kính vòng vô khuẩn càng tăng, hoạt tính kháng khuẩn tăng.
Đối với vi khuẩn E. coli, (hình 4.15.) dịch chiết ở các nồng độ nghiên cứu đều có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh với đường kính vòng vô khuẩn từ 9 mm - 17 mm. Dịch chiết có nồng độ 10g/l có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 9 mm. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 17 mm. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đường kính vòng vô khuẩn tăng theo nồng độ dịch chiết của cây.
Hình 4.15. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. Coli dịch chiết 48 giờ
M7: Nồng độ 10g/l
M8: Nồng độ 30g/l M9: Nồng độ 50g/l M10: Nồng độ 70g/l M11: Nồng độ 100g/l M12: Nồng độ 150g/l
Hình 4.16. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng B. subtilis dịch chiết 48 giờ
M7: Nồng độ 10g/l
Đối với vi khuẩn B. subtilis, (hình 4.16), dịch chiết có nồng độ 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l; 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn nhưng rất yếu, với đường kính vòng vô khuẩn từ 2 mm - 2,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 100g/l và 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 2,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 30g/l có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 1 mm. Dịch chiết có nồng độ 10g/l không có hoạt tính kháng khuẩn.
- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện thời gian là 72 giờ (M13, M14, M15, M16, M17, M18):
Hình 4.17. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng S. marcescens dịch chiết 72 giờ
M13: Nồng độ 10g/l M14: Nồng độ 30g/l M15: Nồng độ 50g/l M16: Nồng độ 70g/l M17: Nồng độ 100g/l M18: Nồng độ 150g/l Đối với vi khuẩn S. marcescens (hình 4.17), dịch chiết có nồng độ 10 g/l; 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l và 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn rất mạnh với đường kính vòng vô khuẩn từ 23 mm - 25,5 mm. Theo bảng 4.19, chúng tôi nhận thấy khi nồng độ dịch chiết càng tăng thì đường kính vòng vô khuẩn càng tăng, hoạt tính kháng khuẩn tăng. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 25 mm. Dịch chiết có nồng độ 10g/l; 30g/l có hoạt tính khoáng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 23 mm.
Đối với vi khuẩn E. coli (hình 4.19), dịch chiết ở các nồng độ nghiên cứu đều có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh với đường kính vòng vô khuẩn từ 15 mm - 24 mm.
Dịch chiết có nồng độ 10g/l có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 15 mm. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn rất mạn với đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất là 24 mm. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đường kính vòng vô khuẩn tăng theo nồng độ dịch chiết của cây.
Hình 4.18. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng E. coli dịch chiết 72 giờ
M13: Nồng độ 10g/l M14: Nồng độ 30g/l M15: Nồng độ 50g/l M16: Nồng độ 70g/l M17: Nồng độ 100g/l M18: Nồng độ 150g/l
Hình 4.19. Vòng tròn kháng khuẩn với chủng B. subtilis dịch chiết 72 giờ
M13: Nồng độ 10g/l M14: Nồng độ 30g/l M15: Nồng độ 50g/l M16: Nồng độ 70g/l M17: Nồng độ 100g/l M18: Nồng độ 150g/l
Đối với vi khuẩn B. subtilis, (hình 4.19) dịch chiết có nồng độ 10 g/l; 30 g/l; 50g/l; 70 g/l; 100 g/l và 150 g/l có hoạt tính ức chế vi khuẩn yếu, với đường kính vòng vô khuẩn từ 3 mm - 9,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 150g/l có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 9,5 mm. Dịch chiết có nồng độ 10g/l hoạt tính khoáng khuẩn thấp nhất với đường kính vòng vô khuẩn là 3 mm.
Xét một cách tổng thể về khả năng kháng khuẩn của cao etanol Tống quán sủ đối với 3 chủng vi khuẩn cho thấy Tống quán sủ có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn S. marcescens cao nhất ở nồng độ 70 g/l; 100 g/l; 150 g/l được chiết với etanol trong 72 giờ và có khả năng ức chế chủng vi khuẩn B. subtilis yếu nhất ở nhiều nồng độ khác nhau. Vì vậy có thể dùng cây Tống quán sủ chữa một số bệnh do E.coli hoặc
S. Marcescens gây ra như các bệnh về đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm màng não,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Đã xác định được 197 loài, 148 chi, 76 họ thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc Lan (Magnoliophyta).
2. Sự phân bố các loài cây thuốc trong từng kiểu TTV là khác nhau, cao nhất là rừng thứ sinh với 157 loài (79,70%), rừng nguyên sinh bị tác động 130 loài (65,99%), thảm cây bụi có 129 loài (65,48%), thảm cỏ có 79 loài (40,1%).
3. Thực vật làm thuốc trong KVNC thuộc 4 dạng sống cơ bản: Thân gỗ, thân thảo, thân bụi, thân leo. Trong đó nhóm dạng sống thân thảo có số lượng cao nhất với 104 loài (chiếm 52,79%), cây thân gỗ có 45 loài (22,84%), nhóm thân leo có 25 loài (12,69%) và cây bụi có 23 loài (11,68%).
4. Đã xác định được 11 bộ phận của cây được dùng làm thuốc, số lượng loài sử dụng toàn cây và rễ với 72 loài (36,55%), sử dụng thân có 53 loài