Tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng dưới màn chiếu x quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 39 - 41)

- Chỉ định:

+ BN không có biểu hiện viêm phúc mạc.

+ Trẻ không có biểu hiện sốc, nhiễm trùng nhiễm độc như: sốt cao, da xanh tái, ngủ li bì....

- Kỹ thuật:

+ Tiền mê: tùy vào nhận định của bác sỹ lâm sàng mà bệnh nhân có thể được tiền mê hoặc không tiền mê trước khi thực hiện thủ thuật.

+ Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, đầu nghiêng sang một bên. Đặt sonde Foley qua lỗ hậu môn vào trực tràng, bơm căng bóng chèn bằng 20 -25 ml không khí hoặc nước, khép đùi trẻ (cần một người phụ giúp giữ chặt 2 đầu gối cho đùi luôn khép), nối đầu ngoài của ống với đầu ra của máy tháo lồng, bật máy và lựa chọn áp lực tháo, tốc độ tăng áp lực. Thường lựa chọn áp lực ban đầu là 80 mmHg, duy trì áp lực hơi 80-120mmHg, theo dõi trên màn huỳnh quang. Trường hợp khối lồng chặt khó tháo có thể kết hợp xoa nắn nhẹ nhàng trên thành bụng.

+ Trường hợp khối lồng quá chặt, xoa nắn không kết quả: cho bệnh nhân nghỉ 60 phút kết hợp với truyền dịch, sau đó tiền mê bằng Midazolam và tiến hành bơm hơi lần 2, nếu vẫn không đem lại kết quả thì kết luận là không tháo được, chỉ định mổ.

- Nhận định kết quả trong khi tháo:

+ Dưới màn chiếu X quang khi bơm hơi vào thấy hình ảnh lồng ruột (hình càng cua...) sau đó dần mất đi, manh tràng về hố chậu phải, không còn hình khuyết, hơi sang nhiều phía ruột non và lan tỏa, áp lực trên máy tháo tụt xuống thì kết luận là tháo lồng có kết quả.

+ Trong quá trình bơm hơi nếu thấy đại tràng giãn nhiều, không còn quan sát thấy nếp niêm mạc đại tràng thì dừng bơm hơi ngay lập tức và kết luận là lồng chặt bơm hơi tháo lồng không kết quả.

Hình 2.1. Hình ảnh đại tràng giãn to khi bơm hơi [14089282]

- Nhận định kết quả sau khi tháo:

+ Nếu trong khi tháo, tiến triển thuận lợi và nhận định là có kết quả: Bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng bệnh và nhịn ăn trong 2 giờ. Trong vòng 4-6 giờ sau tháo, trẻ hết các triệu chứng bệnh lý: Không khóc, trở lại tỉnh táo, chịu chơi, ăn được, không nôn, trung tiện, sờ bụng mềm, hết chướng, không thấy khối lồng, kết luận cuối cùng là đã tháo lồng có kết quả tốt, cho ra viện.

+ Nếu trong quá trình theo dõi thấy xuất hiện trở lại các triệu chứng bệnh lý nghi lồng ruột tái phát thì cho siêu âm kiểm tra và căn cứ vào tình trạng toàn thân và tình trạng bụng để quyết định bơm hơi tháo lồng hay chỉ định mổ.

- Nhận định biến chứng thủng - vỡ đại tràng: Có thể phát hiện ngay trong khi tháo hoặc trong thời gian theo dõi tại phòng bệnh: Bụng chướng căng, khó thở nhiều, nôn, cảm ứng phúc mạc, chụp X quang bụng không

chuẩn bị thấy có hơi tự do trong ổ bụng. Cần dùng kim lấy thuốc chọc qua thành bụng để làm giảm áp lực trong ổ bụng và chỉ định phẫu thuật ngay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)