Các chỉ tiêu về đánh giá kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 36 - 38)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn dựa trên các thông tin ghi nhận được theo hồ sơ bệnh án và kết quả khám lại, bao gồm các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

Chỉ định điều trị khi vào viện:

- Bơm hơi tháo lồng - Phẫu thuật nội soi - Phẫu thuật mở

Các chỉ tiêu của bơm hơi tháo lồng:

- Kết quả bơm hơi tháo lồng:

+ Tháo được: dựa vào nhận định của thầy thuốc khi quan sát dưới màn chiếu X quang không còn thấy hình ảnh lồng ruột, manh tràng về hố chậu phải, hơi qua nhiều phía ruột non...

+ Không tháo được: vẫn còn hình ảnh lồng ruột trên màn chiếu X quang (hình càng cua, hình đáy chén...)

+ Ghi nhận các biến chứng do bơm hơi tháo lồng (thủng ruột, tử vong...) và phương pháp xử lý các biến chứng (mổ mở, mổ nội soi..)

- Theo dõi sau bơm hơi tháo lồng ghi nhận các chỉ tiêu sau: + Số lần lồng ruột tái phát.

Các chỉ tiêu của phẫu thuật:

- Đánh giá trong mổ:

+ Tình trạng ổ bụng: có viêm phúc mạc hay không được ghi nhân theo hồ sơ bệnh án dựa trên nhận định của phẫu thuật viên.

+ Tình trạng khối lồng: xung huyết, hoại tử... ghi nhận theo biên bản phẫu thuật.

+ Vị trí khối lồng: đại tràng phải, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng trái...

+ Kiểu lồng ruột: lồng đơn hay lồng kép, ngược chiều hay xuôi chiều nhu động...

+ Nguyên nhân gây lồng ruột: túi thừa Meckel, day chằng, u, polyp... + Tai biến trong mổ: thủng ruột, rách mạc treo... các phương pháp xử trí các tai biến.

- Các kỹ thuật áp dụng trong phẫu thuật: + Tháo lồng bằng tay hoặc dụng cụ nội soi.

+ Có cắt đoạn ruột hay không, nếu có thì cắt đoạn ruột do lồng chặt không tháo được, do hoại tử đoạn ruột hay do phát hiện nguyên nhân gây lồng ruột.

+ Xử trí nguyên nhân gây lồng ruột: cắt đoạn ruột kèm theo nguyên nhân, cắt dây chằng, mở ruột cắt polyp...

+ Có cắt ruột thừa hay không.

+ Có khâu cố định manh tràng vào thành bụng hay không. - Đánh giá kết quả gần sau mổ (trong thời gian nằm viện):

+ Tử vong sau mổ, ghi nhận nguyên nhân tử vong theo chẩn đoán lâm sàng. + Tình trạng vết mổ:

Tốt: vết mổ khô, chân chỉ không nề đỏ Nhiễm trùng nhẹ: chân chỉ nề đỏ

Nhiễm trùng mức độ trung bình: vết mổ chảy dịch mủ Nhiễm trùng nặng: bục vết mổ

+ Viêm phúc mạc sau mổ: bệnh nhân đau bụng, cảm ứng phúc mạc dương tính...

+ Tắc ruột sớm sau mổ: bụng chướng, Xquang có hình ảnh mức nước - mức hơi...

+ Lồng ruột tái phát sớm sau mổ và phương pháp điều trị. + Thời gian nằm viện tính theo ngày.

- Đánh giá kết quả xa (sau ra viện):

Bệnh nhân được khám lại qua điện thoại hoặc thăm khám trực tiếp nhằm ghi nhận 2 chỉ tiêu lồng ruột tái phát và tắc ruột sau mổ, tính từ thời điểm ra viện đến khi khám lại.

+ Lồng ruột tái phát: bệnh nhân được chẩn đoán xác định tại các cơ sở y tế, ghi nhận các thông tin sau: Số lần lồng ruột tái phát. Các phương pháp điều trị lồng ruột tái phát đã áp dụng được ghi nhận theo trình tự thời gian.

+ Tắc ruột sau mổ: được chẩn đoán xác định tại các cơ sở y tế dựa trên lâm sàng ( đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, bụng chướng) hoặc x quang ( hình ảnh mức nước – mức hơi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ lớn tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)