V.1 Kết luận
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, có thể nói mô hình KCN là một mô hình đã và đang đe, lại hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp lớn nhất. Đi đôi với các lợi ích do KCN mang lại thì mô hình phát triển công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó thành phần gây ô nhiễm nhất chính là nước thải từ các KCN xả trực tiếp ra môi trường không qua HTXLNTTT.
Với thành phần và tính chất ô nhiễm phức tạp của nước thải từ các KCN thì việc nghiên cứu, xây dựng các HTXLNTTT hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư khu công nghiệp là một việc làm tất yếu. Khu công nghiệp Thụy Vân là một KCN hiện đại tập trung đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đồ án tố nghiệp này được thực hiện với mục tiêu “ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Thụy Vân”, nhằm đề xuất phương án phù hợp, mang tính khả thi cao, với kinh phí đầu tư không quá cao là cơ sở cho chủ đầu tư khu công nghiệp Thụy Vân có thể thảm khảo trong quá trình đầu tư xâu dựng công trình.
Qua quá trình nghiên cứu phương án xử lý nước thải cho KCN Thụy Vân bằng công nghệ xử lý lý sinh kết hợp với việc xử lý bùn hoạt tính sinh học theo mẻ (SBR) là phương án được đề xuất để sử dụng cho HTXLNTTT với kinh phí khái toán là 6.049.352.000 VNĐ, và chi phí để xử lý 1m3 nước thải là 1,762 VNĐ. So sánh với các công trình HTXLNTTT khu công nghiệp tương tự thì chi phí trên là phù hợp với khả năng đầu tư của công ty đầu tư hạ tầng KCN Thụy Vân.
V.2 Kiến nghị:
Để hệ thống XLNTTT hóa lý sinh kết hợp công nghệ SBR được thiết kế cho KCN Thụy Vân có thể hoạt động hiệu quả có một số kiến nghị đề xuất như sau:
Ban quản lý các khu công nghiệp và chủ đầu tư khu công nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nước thải đầu vào để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
Bể SBR có thể được điều chỉnh để xử lý bậc cao cho phù hợp với nhu cầu của thời đại và xu hướng phát triển của con người.
Do khu công nghệ ban đầu chưa đi vào hoạt động toàn bộ dự án nên ta thiết kế trạm xử lý nước thải với công suất 4000 m3/ngày. Trong tương lai, khi KCN Thụy Vân đã lấp đầu thì việc thực hiện một trạm xử lý nước thải bổ sung sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn vì đã có số liệu vận hành thực tế.
Phải thường xuyên kiểm tra nước thải đầu ra để đảm bảo chất lượng nước đạt loại A.