CHƯƠNG III TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN III.1 Tổng quan về khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 41)

III.1 Tổng quan về khu công nghiệp

III.1.1 Tình hình phát triển đầu tư tại các khu công nghiệp

Trước năm 1991: Đã có khái niệm khu công nghiệp, sự hình thành khu công nghiệp hoàn toàn dưới hình thức tự phát, chưa có quy hoạch nhất định nào, các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở các cụm nhà máy sản xuất công nghiệp do Pháp để lại hoặc do Đông Aâu tài trợ và không hề có sự quản lý về các hoạt động của các cụm khu công nghiệp này. Tất cả các khu công nghiệo lúc đó nằm xen kẽ với khu dân cư.

Sau năm 1991: Đất nước bắt đầu mở cửa, giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới, thu hút được sự đầu tư của nước ngoài. Từ đây các khu công nghiệp đã được lập các kế hoạch quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển theo hướng hiện đại của thế giới.

Xây dựng và phát triển KCN ở nước ta được đặt ra trong quá trình CNH, HĐH đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 - 2006), hoạt động các KCN trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Đến cuối tháng 12/2005, cả nước đã có 131 KCN, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha.

Các KCN được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các KCN thuộc Danh mục các KCN ưu tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các KCN đã thu hút được 2.120 dự án có vốn ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD.

Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển KCN 15 năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài, chúng ta còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như trong 5 năm 1991 - 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào các KCN, thì đến 5 năm 2001 - 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng.

Phát triển các khu công nghiệp – khu chế xuất là chiến lược lâu dài của Việt Nam, và thực tế cho thấy quá trình phát triển các khu công nghiệp đã góp phần tăng trưởng GDP, thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp xuất khẩu, phục vụ các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nước, góp phần hình thành các khu đô thị mới, giảm khoảng cách giữa các vùng….Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do khu công nghiệp gây ra.

Hiện nay, vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của hầu hết các khu công nghiệp là làm sao kêu gọi đầu tư để lấp đầy diện tích đất cho thuê, vấn đề môi trường nhiều lúc được coi là cản trở công tác kêu gọi đầu tư.

III.1.2 Tình hình xử lý nước thải tại các KCN

Theo quy định, các KCN bắt đầu xây dựng và hoạt động thì phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng trên thực tế có rất ít KCN tuận thủ. Thêm nữa, so với nhiều hạng mục xây dựng khác trong hoàn cảnh luôn thiếu vốn thì HTXLNTTT trở thành hạng mục thứ yếu. Chính vì thế, thật dễ hiểu khi cho đến

nay, theo thống kê sơ bộ mới chỉ có khoảng 20 KCX, KCN hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung. Doanh nghiệp trong các KCN sản xuất hàng trăm ngành hàng khác nhau, nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đổ thẳng ra các sông suối, kênh mương. Đặc biệt, đối với những ngành xi mạ, dệt nhuộm, giấy, da, chế biến thực phẩm, hoá chất... nguồn nước thải rất độc hại đã được cảnh báo lâu nay, nhưng vẫn không có gì cải thiện ở các KCN.

Trong nhiều hoàn cảnh, giữa đơn vị đầu tư xây dựng KCN và các doanh nghiệp dễ đi đến một thoả thuận ngầm là “cùng nhau nhắm mắt”. Bởi nếu điều kiện đặt ra các doanh nghiệp khi vào KCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B hoặc loại C thì khó có thể thu hút được doanh nghiệp đến thuê đất. Mâu thuẫn này thể hiện rõ nhất đối với các KCN có nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vốn hạn chế, khó chấp nhận khi phải thêm gánh nặng đầu tư trạm xử lý nước thải. Gánh nặng thứ hai đối với họ là ở một số KCN, doanh nghiệp phải trả phí xử lý nước thải tại HTXLNTTT với giá ngang bằng giá mua nước sạch được cung cấp điển hình.

Các khu công nghiệp – khu chế xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với mật độ cao, tập trung nhiều khối lượng chất thải công nghiệp phức tạp với nhiều thành phần độc hại cần sớm hạn chế khắc phục kịp thời.

III.1.3 Các vấn đề môi trường khác cần được quan tâm tại các KCN

Phần lớn các khu công nghiệp ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn giải tỏa mặt bằng hoặc đầu tư xây dựng cơ bản kết hợp xây dựng và bước đầu xây dựng nhà máy. Tại một số khu công nghiệp diễn ra các hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải xen kẽ nhau. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường không thể tránh được.

Không chỉ các DN thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm. Phần lớn các KCN hiện đại cũng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung và đang tiếp tục gây ô nhiễm trầm trọng. Các loại ô nhiễm nặng nhất mà các KCN đem đến cho môi

trường là ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm chất rắn... Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt – Sở Tài nguyên và Môi trường (TP HCM) -hầu hết các KCN đang được quy hoạch và vận hành đều không quan tâm hoặc quan tâm rất ít đến môi trường và nhiều KCN đã phá huỷ nghiêm trọng môi trường của nhiều khu vực.

Hàng năm các nhà máy trong KCN – KCX trên địa bàn TP HCM thải ra 62.726,4 tấn chất thải rắn (nếu tính luôn các nhà máy ngoài các KCN thì tải lượng chất thải rắn thải ra là 667.137,1 tấn/năm), các nhà máy tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hàng ngày thải ra khoảng 82 tấn chất thải rắn. Thời gian qua, Ban quản lý các KCX – KCN TP HCM (HEPZA) cũng đã phối hợp với các cơ quan, phân tích môi trường tiến hành đo đạc giám sát chất lượng môi trường của các đơn vị sản xuất có phát sinh ô nhiễm tại các KCX – KCN

Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận.

Hầu hết các KCN chưa có trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải rắn độc hại. Nhiều nhà máy trong KCN thải ra khói độc chưa được xử lý rốt ráo. Không hệ thống xử lý nước thải, không hệ thống xử lý chất thải rắn, không hệ thống xử lý khói độc. Các KCN “3 không” đang trở thành ổ phát tán ô nhiễm.

Mặc khác trong các loại ô nhiễm khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường đất cần chú ý hơn vì nguồn ô nhiễm của các nhà máy thực phẩm, phân bón hữu cơ, các ô nhiễm hóa học và kim loại nặng từ các nhà máy cơ khí chế tạo và chất độc

hại của phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất có khả năng tồn lưu lâu ngày trong đất. Vì vậy, tính chất của nó trong chu trình sinh hóa và mối tương quan với môi trường không khí, môi trường nước cũng như đa dạng sinh học trong hệ sinh thái không được quan tâm. Nếu xét theo quan điểm đô thị sinh thái thì vấn đề sử dụng của các khu công nghiệp cần được chấn chỉnh.

Khí thải công nghiệp cũng chịu phần tạo nên sự ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí của KCN và các vùng lân cận do 2 nguồn chính sau:

- Khí thải của các nhà máy nằm trong khu công nghiệp: đa số các nhà máy nằm trong khu công nghiệp đều có các thiết bị nhiệt như: nồi hơi, máy phát điện,…do đó quá trình vận hành thiết bị này phải sử dụng dầu DP, FO và thải vào môi trường lượng khí thải CO2, NOx, bụi.

- Khí thải từ các phương tiện giao thông: ở các khu công nghiệp mật độ giao thông cao, ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của giao thông trên các trục lộ. Do đó, tình trạng ô nhiễm giao thông cũng xảy ra. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông là nồng độ SO2, NO2, CO xung quanh khu công nghiệp. Qua khảo sát của Trung tâm kỹ thuật nhiệt đới cho thấy nồng độ các chỉ tiêu vướt quá 2.3 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

III.2 Tổng quan về KCN Thụy Vân

III.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển KCN

KCN Thụy Vân được thành lập năm 1997 (do Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng làm chủ đầu tư), nhưng cho đến cuối năm 2002, KCN này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, với chỉ 4 dự án trong nước đăng ký hoạt động. Theo ông Phan Văn Hồng, Phó trưởng ban thường trực Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân chính khiến hoạt động của KCN Thụy Vân trong thời gian trên ì ạch là do mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ đầu tư và chính quyền tỉnh. Cụ thể, chủ đầu

tư muốn tăng giá đất để nhanh chóng thu hồi vốn và lợi nhuận, trong khi chính quyền tỉnh muốn giảm giá đất để thu hút nhà đầu tư. Kết quả là cơ sở hạ tầng KCN hầu như không có và cả 4 dự án trong nước nói trên hầu như đều “bị ép” vàoKCN.

Tình hình thu hút đầu tư bắt đầu thay đổi khi chính quyền tỉnh quyết định thay chủ đầu tư. Theo mô hình của Đà Nẵng, Công ty Phát triển hạ tầng KCN thuộc UBND tỉnh Phú Thọ được thành lập thay thế Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng xây dựng cơ sở hạ tầng và xúc tiến đầu tư. Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh đã quyết định đưa ra một số chính sách ưu đãi nhà đầu tư để khắc phục những điểm yếu cơ bản của Phú Thọ về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý và nguồn lao động. Về tiền thuê đất, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN được chậm nộp tiền thuê đất trong 5 năm đầu kể từ thời điểm phải nộp theo quy định trong hợp đồng thuê đất và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Giá thuê đất được áp dụng từ 0,15 USD đến 0,25 USD/m2/năm. Các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo; các doanh nghiệp trong nước được miễn 5 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Cho đến nay, toàn bộ 70 ha giai đoạn I của KCN Thụy Vân đã được lấp đầy bởi 11 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và hơn 20 công ty trong nước đăng ký thuê đất hoặc đã đi vào hoạt động. Các văn bản có liên quanh: quyết định số 4209/QĐ-CT, ngày 16 tháng 12 năm 2003; quyết định số 2059/ QĐ-CT, ngày 07 tháng 07 năm 2004 của Chủ tịch Uûy ban nhân dân hạ tầng kỹ thuật tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thụy Vân giai đoạn II, giai đoạn III.

Hình 3.1: Bản đồ Khu công nghiệp Thụy Vân

Khu công nghiệp Thụy Vân nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách ga Phủ Đức - tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai 0,5 km, cách quốc lộ số 02 là 01km, cách đường xuyên Á gần 02km, cách Cảng sông Việt Trì 7km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km. Tổng diện tích 306 ha.

III.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông nội bộ Khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh và được đấu nối đồng bộ vào mạng lưới giao thông của Thành phố Việt Trì.

- Hệ thống cấp điện: hệ thống điện lưới sử dụng của KCN Thụy Vân được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia được đấu nối bằng hệ thống đường dây 35 KV và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV – 110/35/22.

- Hệ thống cấp nước: mạng lưới cấp nước của Thành phố Việt Trì được xây dựng đến tận chân hàng rào của từng nhà máy trong KCN. Hệ thống này có công suất cao và ổn định có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về nước của Nhà đầu tư.

- Hệ thống thông tin liên lạc: mạng lưới thông tin liên lạc của KCN Thụy Vân đã được hòa mạng viễn thông quốc gia và quốc tế với đầy đủ các dịch vụ viễn thông cơ bản: điện thoại, Fax, Internet. Hệ thống này đảm bảo được các tiêu chí cơ bản về tốc độ kết nối, chất lượng thông tin cung cấp và tính bảo mật.

- Cảng nội địa ICD: cảng nội địa ICD là địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, trong KCN (thủ tục hải quan tại chỗ), cung cấp các dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp nằm trong KCN.

- Khu đô thị mới và khu nhà ở công nhân: khu đô thị mới và khu nhà ở công nhân cũng đang được đầu tư xâu dựng đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu về nhà ở cho các Nhà đầu tư và đội ngũ công nhân.

III.2.4 Tình hình hoạt động của khu công nghiệp

Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích 306 ha đã được bộ xây dựng phê duyệt năm 1997 sẽ mở rộng thêm 80ha theo quy hoạch chung của Thành phố đã thu hút được 40 dự án đầu tư sản xuất vào KCN bao gồm các loại hình: Chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, hóa chất, bao bì, cơ khí, điện tử, dệt may, giặt mài, chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ PVC, PP, PE.

Kết quả đầu tư các dự án trong KCN Thụy Vân đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được 53,3 triệu USD đạt 60% tổng vốn đăng ký; số lao động đang làm việc trong các DN này là 4.233 người. Các DN này đã thực hiện việc đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh và đi vào sản xuất có hiệu quả; một số dự án đầu tư sau giai đoạn I đang chuẩn bị đầu tư tiếp vào giai đoạn II mở rộng sản xuất trong năm 2006. Có 23 dự án đầu tư trong nước đã thực hiện được 949,6 tỷ đồng đạt 59,4% tổng vốn đăng ký và đã thu hút được 1.721 lao động vào làm việc. Tại

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)