trường MRS lỏng, chỉnh dịch nuôi lắc về pH 7 rồi nhỏ 150 µL dịch nuôi lắc vào mỗi lỗ thạch trên đĩa môi trường đã được cấy trải các chủng vi sinh vật gây hại: S. aureus ATCC 25923, E. coli ATCC 25922 và nấm C. albicans JCM 2070.
Quan sát đĩa thạch sau 24 - 48 giờ và đo đường kính vòng ức chế xung quanh lỗ thạch tại thời điểm 48 giờ nếu có (D – d, mm; trong đó: D là đường kính vòng ức chế, mm; d là đường kính lỗ thạch, mm) [8].
2.2.3. Nghiên cứu một số điều kiện nhân giống in-vitro của chủng vi khuẩnđược tuyển chọn được tuyển chọn
Nuôi lắc chủng được tuyển chọn và chủng đối chứng trong môi trường MRS lỏng (chuẩn pH 6,5), nhiệt độ 37oC, 200 vòng/phút dưới điều kiện kị khí ở bình cấp giống trong 12 giờ.
2.2.3.1. So sánh sinh khối tế bào ở chế độ nuôi lắc và chế độ nuôi tĩnh
Chuẩn bị môi trường MRS lỏng (chuẩn pH 6,5) đã khử trùng, sau đó tiếp giống (10%) các chủng vi khuẩn (với cùng số đo OD620) vào các bình môi trường đó và nuôi cấy ở 2 điều kiện tĩnh và lắc 200 vòng/phút trong 24 giờ ở 37oC. Đo OD620
sau 24 giờ ở các điều kiện và nhận xét sự chênh lệch [8].
2.2.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của chủng vi khuẩn lactic
Chuẩn bị môi trường MRS lỏng (pH 6,5) đã khử trùng, sau đó tiếp giống (10%) các chủng vi khuẩn (với cùng số đo OD) vào các bình môi trường đó và nuôi nuôi lắc 200 vòng/phút mỗi bình ở một mức nhiệt độ khác nhau là 25oC, 30oC, 37oC, 45oC và 50oC dưới điều kiện kị khí. Đo OD620 sau 24 giờ và so sánh kết quả, tìm nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của chủng vi khuẩn được tuyển chọn [8].