Nghiên cứu các công thức phối trộn làm tăng mật độ sống sót sau quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và tuyển chọn các chủng lactobacillus spp có hoạt tính probiotic để sản xuất thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ​ (Trang 34 - 37)

trình đông khô của các chủng được tuyển chọn

2.2.4.1. Thu sinh khối chủng vi khuẩn tuyển chọn

Từ kết quả thí nghiệm ở mục 2.2.3 và 2.2.4, các điều kiện nhân giống tối ưu của chủng tuyển chọn và chủng đối chứng đã được chúng tôi đưa ra. Tiến hành nuôi chủng tuyển chọn và chủng đối chứng trong 5 lít môi trường MRS lỏng với các điều kiện tối ưu kể trên, ly tâm thu sinh khối chủng vi khuẩn ở gần cuối pha log (10 – 12 giờ) để đảm bảo các chủng đó có tỉ lệ sống cao nhất trước khi phối trộn cùng các chất bảo vệ và đông khô.

2.2.4.2. Xác định mật độ sống CFU/g (mL) của chủng vi khuẩn được tuyển chọn trước khi phối trộn chất bảo vệ

Ly tâm thu sinh khối vi khuẩn sau đó xác định mật độ sống trước khi đông khô của mỗi chủng vi khuẩn bằng phương pháp xác định số khuẩn lạc CFU/g (mL). Tiến hành pha loãng thập phân mỗi mẫu bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% và bằng dung dịch muối đệm phốt phát PBS [110]; cấy trải 100 µL trên đĩa thạch MRS (đường kính 10 cm) ở 3 nồng độ pha loãng 10-6, 10-7 và 10-8; nuôi cấy kị kí trong 24 - 48 giờ và đếm số lượng khuẩn lạc sau đó tính ra CFU/g (mL) theo công thức sau:

CFU/g (mL) = a x 1/k x 1/V [23]

Trong đó:

+ a – số khuẩn lạc trên các đĩa có cùng nồng độ pha loãng (lấy số khuẩn lạc trung bình); + k – độ pha loãng của dịch lắc nuôi cấy;

+ V – thể tích dung dịch pha loãng được cấy trên đĩa (đổi ra đơn vị mL).

Lưu ý chọn đĩa nuôi cấy có số khuẩn lạc nằm trong khoảng từ 25 đến 300. Nếu 2 đĩa có cùng nồng độ pha loãng thì số khuẩn lạc đếm được chỉ được chênh nhau khoảng 10%. Khi pha loãng xuống 10 lần thì số khuẩn lạc cũng giảm xuống 10 lần.

2.2.4.3. Nghiên cứu các công thức phối trộn làm tăng mật độ sống sót sau quá trình đông khô của các chủng được tuyển chọn

Bảng 1. Thử nghiệm các công thức phối trộn sinh khối chủng probiotic với các chất bảo vệ

TN Tỉ lệ phối trộn (không chất độn) TLTK

1 Sữa gầy 70% sinh khối và 30% chất bảo vệ (gồm sữa gầy và sucrose) (1)

Thêm Glycerol [43]

3 70% sinh khối và 30% chất bảo vệ (gồm sữa gầy và vitamin C) (2)

Thêm Glycerol

[117]

4 Không thêm Glycerol

5 92,8% sinh khối và 7,2% chất bảo vệ (gồm sữa gầy và sucrose) (3)

Không thêm Glycerol [43], [117] 6 91,5% sinh khối và 7,2% chất bảo vệ

(gồm sữa gầy và vitamin C) (4) 7

Mannitol

70% sinh khối, 30% mannitol (5) Thêm Glycerol

[84], [43], [117]

8 Không thêm Glycerol

9 81,5% sinh khối và 18,5% chất bảo vệ (gồm mannitol và vitamin C) (6)

Thêm Glycerol

10 Không thêm Glycerol

11 84% sinh khối, 16% mannitol (7)

Không thêm Glycerol 12 82,8% sinh khối và 18,5% chất bảo

vệ (gồm mannitol và sucrose) (8)

13 80% sinh khối và 20% chất bảo vệ (gồm sữa gầy và mannitol) (9) 14 80% sinh khối và 20% chất bảo vệ (maltodextrin

và microcrystalline cellulose) (10)

Chế phẩm Optibac probiotics for women - Anh

15 ĐC (-) Không phối trộn

2.2.4.4. Đông khô và xác định mật độ sống sót sau đông khô

10 gam hỗn hợp sau phối trộn được dàn lên đĩa petri nhựa (mỗi một công thức phối trộn làm 2 đĩa), các đĩa được để đông lạnh sau đó đem đi đông khô. Cài đặt chương trình cho quá trình đông khô: nhiệt độ -50oC trong 20 - 30 giờ.

Hình 6. Máy đông khô vi khuẩn

Các lô thí nghiệm cùng đối chứng được xác định mật độ sống sót CFU/g ngay sau khi đông khô để tìm ra công thức hiệu quả nhất. Sau khi đông khô, hỗn hợp được trộn thêm cùng một số chất độn và tiếp tục được nghiên cứu.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và tuyển chọn các chủng lactobacillus spp có hoạt tính probiotic để sản xuất thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)