Thị trường chứng khoán Việt Nam và ngành Bất động sản: Thực trạng, cơ hội đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sự phù hợp của mô hình fama french đối với cổ phiếu ngành kinh doanh bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp HCM​ (Trang 50 - 52)

tư và thách thức

Các đây 8 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ với chỉ số VN-Index ở mức kỷ lục 1170,67 điểm – một con số mà chưa biết đến bao giờ mới có thể lặp lại được. Đến tận ngày nay, VN-Index mới chỉ đạt hơn 600 điểm, tức bằng khoảng ½ với con số kỷ lục năm 2007. Trong suốt 8 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thay đổi rất nhiều từ phương thức giao dịch đến số lượng doanh nghiệp niêm yết, về số lượng doanh nghiệp niêm yết, về thanh khoản, về mặt bằng giá cổ phiếu…

Hình 4.1: Biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2007-2014 (Nguồn Cafef.vn)

Hiện số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE đã lên hơn 300 CP, gấp 3 lần so với con số hơn 100 CP vào thời điềm 2007. Do số lượng CP niêm yết lớn, nhiều công ty tham

gia thị trường nên đã tạo ra giá trị vốn hóa tăng gấp 4 lần so với năm 2007 mặc dù chỉ số VN-Index hiện nay chỉ bằng ½ so với trước kia. Đến năm 2014, tổng giá trị thị trường của toán sàn HOSE đã vượt mức 50 tỷ đôla.

Vào thời điểm 2007, một trong những ngành nóng nhất và thu hút vốn ào ạt chính là ngành Bất động sản. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã thu hút dòng vốn FDI chảy vào lãnh thổ mà ngành Bất động sản là ngành thu hút vốn mạnh nhất. Mặt khác thời điểm này, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều không vượt quá 10%, không có những hạn chế về việc vay tiền mua bất động sản, NHNN cũng chưa nghĩ đến vấn đề tăng hệ số rủi ro đối với vay mua BĐS. Tất cả những yếu tố cộng với nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và giới đầu tư đã khiến Bất động sản nóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sau đợt đầu cơ lướt sóng dễ dàng, thị trường đã tự điều chỉnh bất động sản về đúng giá trị thực của nó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với chính sách siết chặt của Nhà nước đã khiến thị trường Bất động sản đóng băng hoàn toàn cho đến tận đầu năm 2014.

Nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và ngành Bất động sản. Những tín hiệu tốt về tăng trưởng kinh tế (5.93%) và lạm phát (1.84%) vào năm 2014, thêm nữa việc giảm dần lãi suất hay động và cho vay đã khiến việc đầu tư vào tiền gửi hay cho vay không còn hấp dẫn. Điều này đã làm thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại và đi đúng vai trò của mình là một kênh đầu tư tương đối hiệu quả.

Ngành bất động sản cũng nằm chung trong xu hướng tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Tổng vốn FDI đổ vào bất động sản tính đến 5/2015 đã lên tới 461,5 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này. Nhu cầu nhà ở thực sự cao cùng với việc quan tâm chú trọng của các nhà đầu tư vào nhiều phân khúc khác nhau đã khiến thị trường bất động sản “phá băng” tăng trưởng mạnh trở lại.

Tuy nhiên, những chính sách siết chặt của Nhà nước để định hướng thị trường chứng khoán và lĩnh vực bất động sản đi đúng hướng đã khiến các cơ hội kiếm lời của nhà đầu tư không còn nhiều. Thông tư 36 là một ví dụ điển hình về các chính sách này, thông tư quy định rõ về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng đã khiến thị

trường chứng khoán chao đảo trong ngắn hạn. Đối với ngành bất động sản, Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 cũng bổ sung một số nội dung mới nhằm siết chặt hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, có quy định doanh nghiệp BĐS cũng phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỉ đồng và doanh nghiệp địa ốc phải được tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng bảo lãnh việc bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai…Thậm chí cả Luật Đầu tư sửa đổi 2014 có hiệu lực 1/7/2015 cũng quy định doanh nghiệp BĐS phải ký quỹ thực hiện dự án BĐS và tiền bão lãnh cho người mua nhà để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…

Đây chỉ là một số giải pháp giúp thị trường chứng khoán ổn định, tăng tính minh bạch và giảm rủi ro. Thị trường bất động sản quay về đúng giá trị của nó, phát triển theo đúng nhu cầu thực sự của người dân. Những điều này phần nào giúp các nhà đầu tư an tâm và lạc quan hơn với thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư cho bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sự phù hợp của mô hình fama french đối với cổ phiếu ngành kinh doanh bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp HCM​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)