CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
2.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
2.3.2.3 nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành của sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị của khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ.
2.3.2.4 Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
2.3.2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Phương pháp này có thể được áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng cao trong tồn giá thành sản phẩm.
CPSXDDCK
Trong đó:
CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPNVLCPSTK: Chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ SLSPHTNK: Sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
SLSPDDCK: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính
Nhược điểm: Kém chính xác
2.3.2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Với phương pháp này chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, còn các CPNCTT và CPSXC được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành. Áp dụng ở doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.
- Vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu của quá trình sản xuất: CPSXDDCK
CPNVLTTPSTK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ - Vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất:
CPSXDDCK = CPVLCDDCK + CPVLPDDCK CPVLCDDCK CPVLPDDCK SLSPHTTĐ = SLSPDDCK + Tỷ lệ hoàn thành của SPDD Trong đó:
CPVLCPSTK: Chi phí vật liệu chính phát sinh trong kỳ CPVLPDDCK: Chi phí vật liệu phụ dở dang cuối kỳ CPVLPPSTK: Chi phí vật liệu phụ phát sinh trong kỳ SLSPHTTĐ: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Ưu điểm: Đơn giản nhưng khó tình hơn chi phí vật liệu chính Nhược điểm: Kém chính xác
2.3.2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng:
Phương pháp này tính toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ thực hiện, thích hợp với những doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn.
CPSXDDCK = CPNVLTTDDCK + CPNCTTDDCK + CPSXCDDCK Trong đó:
CPNVLTTDDCK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ CPNCTTDDCK: Chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ
CPSXCDDCK: Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ. Khi vật liệu phụ được bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất:
CPNVLTTDDCK
CPNCTTDDCK
CPSXCDDCK
Trong đó:
CPNCTTDDĐK: Chi phí nhân công trực tiếp dở dang đầu kỳ CPNCTTPSTK: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ CPSXCDDĐK: Chi phí sản xuất chung dở dang đầu kỳ
CPSXCPSTK: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ SLSPHTTĐ: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Khi vật liệu phụ được bỏ dần vào quá trình sản xuất,k CPNVLTT dở dang cuối kỳ được tính bằng tổng của chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ dở dang cuối kỳ
CPNVLTTDDCK = CPVLCDDCK + CPVLPDDCK CPVLCDDCK CPVLPDDCK Trong đó:
CPVLCDDĐK: Chi phí vật liệu chính dở dang đầu kỳ CPVLCPSTK: Chi phí vật liệu chính phát sinh trong kỳ CPVLPDDĐK: Chi phí vật liệu phụ dở dang đầu kỳ CPVLPPSTK: Chi phí vật liệu phụ phát sinh trong kỳ
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan
2.3.2.4.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch:
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch được thực hiện tương tự như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo ước lượng hoàn thành tương đương. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức( kế hoạch) nên phương pháp này chỉ áp dụng khi hệ thống định mức chi phí sản xuất có độ chính xác cao.
CPNVLTTDDCK = SLSPDDCK × CPNVLTTKH
CPNCTTDDCK = SLSPDDCK × CPNCTTKH × Tỷ lệ HTSPDD CPSXCDDCK = SLSPDDCK × CPSXCKH × Tỷ lệ HTSPDD
Trong đó:
CPNVLTTKH: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch CPNCTTKH: Chi phí nhân công trực tiếp kế hoạch
CPSXCKH: Chi phí sản xuất chung kế hoạch
Tỷ lệ HTSPDD: Tỷ lệ hoàn thành sản phẩm dở dang Ưu điểm: Tính toán đơn giản
Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể đúng bằng chi phí định mức được.
2.4 Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm
2.4.1 Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn:
Phương pháp này áp dụng tính giá thành những sản phẩm có quy trính công nghệ sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như: Các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than,…). Đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành.
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Phế liệu thực tế = dở dang + phát sinh - dở dang - thu hồi sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có)
2.4.1.2 Phƣơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ. Việc tính giá thành sản phẩm cũng tương tự như phương pháp giản đơn, tuy nhiên để tính tổng giá thành của một loại hay một nhóm sản phẩm chính phải thực hiện loại trừ giá trị của sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu. Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị ước tính Phế liệu thực tế = dở dang + phát sinh - dở dang - sản phẩm thu hồi sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ (nếu có)
2.4.1.3 Phƣơng pháp hệ số
Phương pháp hệ số được áp dụng cho những đơn vị trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và những sản phẩm này có thể quy đổi được với nhau theo hệ số (sản phẩm chuẩn có hệ số quy đổi bằng 1)
Đối tượng hạch toán chi phí ản xuất là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Trình tự tính giá thành theo các bước:
1. Tính số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành 2. Tính số lượng sản phẩm chuẩn dở dang
3. Tính tổng giá thành sản phẩm chính
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Phế liệu thực tế = dở dang + phát sinh - dở dang - thu hồi sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có)
4. Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành ( nhân với hệ số sản phẩm) 5. Tính tổng giá thành đơn vị chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn ∑
6. Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm
Tổng giá thành = Giá thành đơn vị × Số lượng sản phẩm × Hệ số sản phẩm sản phẩm loại i sản phẩm loại i loại i
7. Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm loại i ∑
2.4.1.4 Phƣơng pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng đối với đơn vị mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính có quy cách, kiểu dáng khác nhau và những sản phẩm này có kết cấu giá thành không thể quy đổi được với nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm có cùng quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm. Kế toán cần thực hiện các bước sau:
1. Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm 2. Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm 3. Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm
Tỷ lệ tính Z cho nhóm SP ∑ ∑
4. Tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm loại i
∑ Z thực tế của SP loại i = Tỷ lệ SP loại I × ∑ Z kế hoạch của SP loại i 5. Tính giá thành đơn vị sản phẩm loại i trong nhóm sản phẩm ∑ Z đơn vị SP loại i ∑
2.4.2 Tính giá thành ở đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp
2.4.2.1 Tính giá thành theo phƣơng pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá thành của sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp hệ số để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
2.4.2.2 Tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng ở đơn vị chuyên thực hiện gia công sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hay những sản phẩm theo yêu cầu đặc biệt, ít được lặp lại. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm theo đơn đặt hàng.
2.4.2.3 Tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc
Áp dụng cho các đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước trước sẽ là đối tượng chế biến của bước tiếp theo. Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước:
- Theo quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song
+ Áp dụng trong quy trình công nghệ gồm nhiều chi tiết bộ phận. Các chi tiết bộ phận của sản phẩm được sản xuất song song với nhau và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn lắp ráp.
+ Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ
+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn
- Theo quy trình công nghệ kiểu liên tục
+ Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến rõ rệt, sản phẩm được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm và chuyển sang chế biến ở giai đoạn tiếp theo.
+ Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất hay phân xưởng
+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn(nếu có)
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT ÚC
3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Nam Việt Úc:
3.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty:
3.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Nam Việt Úc. - Tên tiếng anh: Nam Việt Úc CORPORATION.
- Địa chỉ trụ sở: 120/7 hẻm 249- Tân Kỳ Tân Quý- Phường Tân Sơn Nhì- Quận Tân Phú- Tp.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 156/18 Cộng Hòa, Phường 12- Quận Tân Bình- Tp.Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh: 379 Ngô Quyền- Q. Sơn Trà- Tp. Đà Nẵng. - Điện thoại: (08) 6268 0470- 71- Fax: (08) 6268 0132 - Email: info@namvietuc.com.vn
- Mã số thuế: 0303096639. - Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Phùng Thanh Duy - Loại hình Doanh Nghiệp: Công Ty Cổ Phần
- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất bột trét tường nội và ngoại thất, keo dán gạch, keo bóng nước, sơn nước, các chất phụ gia chống thấm.
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
- Công ty cổ phần Nam Việt Úc được thành lập ngày 22/10/2003 theo giấy phép kinh doanh số: 4103001879 do Sở kế Hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
- Tiền thân của công ty cổ phần Nam Việt Úc là DNTN Nam Việt Úc. Nhưng sau 1 năm hoạt động và không ngừng phát triển doanh nghiệp đã nghiên cứu và cảm nhận thấy nhu cầu trang trí và làm đẹp cho những ngôi nhà ngày càng cao. Vì vậy doanh nghiệp đã huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh và được sự chuyển giao công nghệ sản xuất cao cấp của Sennaway (Úc). Từ đó, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển thành CTCP như hiện nay.
- Kể từ khi thành lập, công ty đã đặt ra mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là: “Chất lượng tốt nhất, sự lựa chọn tất nhất của mọi công trình”. Với sự nỗ lực không ngừng Công ty đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra và nhanh chóng tạo thế mạnh trên thị trường. Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc, đặc biệt phát triển mạnh ở Khu vực Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Ngày 01/12/2004 Công ty Cổ Phần Nam Việt Úc được chuyển nhượng quyền sở hữu thêm các sản phẩm mang thương hiệu của Công ty liên doanh THERMATEX đạt chất lượng công nghệ Australia, đã được đăng ký tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tp.Hồ Chí Minh.
- Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng nỗ lực nhằm khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam. Với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, tích cực học hỏi và nâng cao trình độ.
- Từ năm 2009 đến nay: Công ty đã đạt được các thành tựu nổi bật như: Cúp vàng thương hiệu Việt, quy trình sản xuất của Nam Việt Úc đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008, năm 2014 đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: 3.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty: 3.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty:
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Tăng giá trị vốn góp của các cổ đông
-Phát triển bền vững, mở rộng thị phần trong thị trường sơn, bột trét tường Việt Nam. - Đóng góp cho ngân sách nhà nước
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
- Chức năng: Công ty chuyên sản xuất bột trét tường nội và ngoại thất, các chất phụ gia chống thấm nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình, văn phòng, nhà ở, địa ốc, chung cư.
- Nhiệm vụ:
+ Luôn chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo uy tín và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng và thường xuyên tìm kiếm khách hàng mới.
+ Tìm kiếm nguồn hàng hoá ổn định chất lượng.
+ Tạo công ăn việc làm cho người công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên Công ty nhằm tạo hiệu quả kinh tế xã hội.
+ Bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vốn, đầu tư mở rộng sản xuất.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của pháp luật
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
3.1.2.3 Quy mô hoạt động của công ty:
Hiện nay, công ty có 3 chi nhánh và một nhà máy sản xuất chính:
- Chi nhánh TP.HCM: 120/7 Hẻm 249, Tân kỳ Tân quý, P.Tân sơn nhì, Q.Tân phú, TP.HCM
- Chi nhánh miền trung: 379 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Chi nhánh Hà Nội: Km 8 + 400 Đại Lộ Thăng Long, Cụm KCN An Khánh, H. Hòa Đức, Hà Nội