3.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty:
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Tăng giá trị vốn góp của các cổ đông
-Phát triển bền vững, mở rộng thị phần trong thị trường sơn, bột trét tường Việt Nam. - Đóng góp cho ngân sách nhà nước
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
- Chức năng: Công ty chuyên sản xuất bột trét tường nội và ngoại thất, các chất phụ gia chống thấm nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình, văn phòng, nhà ở, địa ốc, chung cư.
- Nhiệm vụ:
+ Luôn chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo uy tín và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng và thường xuyên tìm kiếm khách hàng mới.
+ Tìm kiếm nguồn hàng hoá ổn định chất lượng.
+ Tạo công ăn việc làm cho người công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên Công ty nhằm tạo hiệu quả kinh tế xã hội.
+ Bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vốn, đầu tư mở rộng sản xuất.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của pháp luật
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
3.1.2.3 Quy mô hoạt động của công ty:
Hiện nay, công ty có 3 chi nhánh và một nhà máy sản xuất chính:
- Chi nhánh TP.HCM: 120/7 Hẻm 249, Tân kỳ Tân quý, P.Tân sơn nhì, Q.Tân phú, TP.HCM
- Chi nhánh miền trung: 379 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Chi nhánh Hà Nội: Km 8 + 400 Đại Lộ Thăng Long, Cụm KCN An Khánh, H. Hòa Đức, Hà Nội
- Nhà máy miền trung: 39 Ngô Quyền, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty:
3.2.1 Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý của công ty:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng, mục tiêu
của công ty (từ những vần đề thuộc thẩm quyền Đại hội Cổ đông). Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng ban quản trị, của giám đốc công ty.
- Ban giám đốc bao gồm:
+ Giám đốc: Là người đại diện công ty, điều hành công ty theo đúng pháp luật và điều lệ công ty. Là người có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
+ Phó giám đốc: Là người phụ trách tổ chức công tác tổ chức hành chính cũng như các vần đề có liên quan đến công ty được hội đồng quản trị ủy quyền.
- Nhà máy sản xuất: Là nơi trực tiếp tổ chức sản xuất sản phẩm, đồng thời thủ kho quản lý bộ phận kỹ thuật và bộ phận sản xuất để kiểm tra chất lượng từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi sản xuất ra thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Thủ kho chỉ quản lý sản phẩm nguyên vật liệu.
- Phòng dự án: Có nhiệm vụ lập dự án đấu thầu, tổ chức kế hoạch và quản lý nhân công thi công các công trình. Bao gồm: Trưởng phòng dự án, Đội thi công 1 và Đội thi công 2.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc tổ chức chỉ đạo trong công tác kế toán và thống kê trong việc thực hiện chế độ tài chính.Quản lý nguồn vốn, bảo quản vật tư, tài sản, sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Tổ chức bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán theo quy định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, thủ quỹ, kế toán kho.
- Phòng kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế. Bộ phận Quản lý khách hàng, Phòng R&D vạch ra phương án kinh doanh có hiệu quả, tìm ra nguồn tiêu thụ trên thị trường, đồng thời tìm hiểu thị trường để phát triển sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ.
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Nam Việt Úc.
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
- Nhiệm vụ của từng chức danh:
+ Kế toán trƣởng: thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao phó. Chỉ đạo điều hành các công tác tài chính của phòng. Phối hợp với các phòng ban để hướng dẫn những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật.
+ Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về tình hình mua bán hàng hóa, doanh thu, tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Là người lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán và thông tin kế toán để cung cấp cho các bộ phận liên quan và đồng thời chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.
+ Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật, nhắc nhở, đôn đốc, đối chiếu việc thanh toán nợ và công nợ giữa các đối tác.Cuối tháng tập hợp các chứng từ cho kế toán tổng hợp làm báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
+ Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hóa ở kho. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ sách, đôn đốc nhắc nhở và bổ sung những sai sót.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
+ Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm cất giữ, bảo quản quỹ tiền mặt trong công ty, trên cơ sở phiếu thu –phiếu chi tiền mặt kém theo chứng từ gốc sẽ trực tiếp thu chi tiền mặt, đồng thời ghi vào sổ quỹ theo thứ tự thời gian phát sinh, phát lương cho nhân viên, cũng như chi tiền mặt để mua nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản.
3.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
- Hình thức sổ kế toán:
Công Ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Để thực hiện công tác kế toán, công ty sử dụng phần mềm Fast Accounting được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính
v
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
- Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại Máy vi tính
-Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Phần mềm kế toán
+ Chế độ kế toán: Công Ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014 TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính.
+ Các chính sách kế toán khác:
Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Bình quân gia quyền 1 lần vào cuối tháng. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế.
Phương pháp kế toán TSCĐ: Công ty ghi nhận TSCĐ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
3.4 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây:
Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 3.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ 2014 - 2016 ( Đvt: Đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016
Doanh thu 8.345.693.368 10.967.673.006 13.636.923.987
Lợi nhuận 49.946.042 (179.058.544) 35.176.196
Theo những số liệu trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Việt Úc có sự thay đổi đáng kể. Trong vòng 3 năm gần đây, lợi nhuận của công ty vừa có lợi nhuận, cũng vừa bị lỗ.
Trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 doanh thu của công ty có chiều hướng tăng dần. Doanh thu qua 3 năm đều tăng với tốc độ vừa phải. Năm 2015 tăng 2.630.979.620 đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng doanh thu 31.5%. Năm 2016 tăng 2.663.656.558 đồng so với năm 2015 ứng với tốc độ tăng 24%. Con số này chỉ ra rằng sản phẩm của công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng về mức tiêu thụ. Điều đó có nghĩa rằng sản phẩm của Nam Việt Úc đã được khách hàng biết đến và chấp nhận tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
- Năm 2014 lợi nhuận là 49.946.042 đồng nhưng đến năm 2015 chi phí đã cao hơn doanh thu nên của công ty bị lỗ 179.058.544 đồng. Và đến năm 2016 công ty đã không ngừng tiết kiệm chi phí để có thể đạt lợi nhuận 35.321.499 đồng.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm:
+ Do biến động của nguyên giá nguyên vật liệu ban đầu tăng. Nguồn nguyên vật liệu của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, giá nhập khẩu tăng sẽ làm giá cả nguyên vật liệu tăng, do đó làm giá vốn bán hàng cũng tăng theo.
+ Mặt khác chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 3 năm qua đã tăng liên tục vì năm 2015 đã đầu tư kinh phí phát triển thêm chi nhánh ở Đà Nẵng và mở rộng thị trường ra các tỉnh, không ngừng làm mới công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng.
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của công ty: 3.5.1 Thuận lợi của công ty: 3.5.1 Thuận lợi của công ty:
- Công ty có tính chất tổ chức kỷ luật cao, am hiểu pháp luật và các chính sách của nhà nước, cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ quản lý và chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động.
- Chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước trong thời kỳ mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển và chủ động thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động, từ đó tạo điều kiện nắm vững thị trường về nhu cầu sản xuất và mua bán, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
3.5.2 Khó khăn
- Tình hình kinh tế biến động nên ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường trong nước. - Tình hình lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, nên giá cả các mặt hàng bột trét tường ngoại thất cũng tăng, trong khi đó thu nhập của người lao động tăng không nhiều.
- Tình hình bột trét tường ngoại thất kém chất lượng hiện nay làm mất lòng tin của người tiêu dùng, phần nào cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ của công ty.
3.5.3 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường trong nước và cả nước ngoài để thu hút nguồn đầu tư.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ nghiệp vụ về kinh doanh quản lý.
- Tăng cường tiếp thị để thu hút được thêm nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức. Phát huy lợi thế cung cấp cho khách hàng công nghiệp, nhất là các đơn vị trong ngành sơn, bột trét tường.
- Ngoài ra, công ty cũng có những mục tiêu đối với môi trường, xã hội như: Quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,.. tổ chức các hoạt động từ thiện, thực hiện nghiêm túc các khoản nộp ngân sách nhà nước về thuế, phí bảo vệ môi trường
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỘT TRÉT TƢỜNG NGOẠI THẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT ÚC 4.1 Quy trình công nghệ sản xuất bột trét tƣờng ngoại thất
Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất bột trét tường ngoại thất
( Nguồn:Từ phòng kế toán) Lập kế hoạch sản xuất Lập đơn pha chế Nhập kho thành phẩm Tiến hành pha chế Đổ ra bồn chứa thành phẩm Đóng gói bao bì thành phẩm Xuất nguyên liệu
Kiểm tra chất lượng sản phẩm Kết thúc Đạt Kh ông đạ t
Khi có yêu cầu sản xuất của công ty hoặc đơn đặt hàng từ khách hàng, phòng dự án lập kế hoạch sản xuất, sau khi phòng kinh doanh nhận được kế hoạch sản xuất thì tiến hành lập đơn pha chế. Đơn pha chế sau khi qua kiểm tra sẽ chuyển lệnh cho bên phân xưởng của nhà máy sản xuất xuất nguyên vật liệu và tiến hành pha chế theo yêu cầu.
Khi thu được thành phẩm bột trét tường ngoại thất sẽ được kiểm tra chất lượng theo quy định tại phân xưởng chế biến, nếu đạt yêu cầu sẽ được đổ ra bồn chứa sản phẩm để sau đó tiến hành đóng gói thành các bao bột trét tường ngoại thất 40kg/bao, kết thúc quy trình là nhập kho thành phẩm.
Đối với thành phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ được đối chiếu lại với đơn pha chế, cải biến thành phẩm cho phù hợp với quy định về chất lượng tại phân xưởng, sau đó thực hiện đóng gói thành phẩm và nhập kho đạt yêu cầu của công ty.
4.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nam Việt Úc
4.2.1 Đặc điểm sản phẩm bột trét tƣờng ngoại thất ảnh hƣởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
4.2.1.1 Đặc điểm sản phẩm bột trét tƣờng ngoại thất
Bột trét tường ngoại thất là sản phẩm mastis trộn sẵn gốc xi măng dùng để làm phẳng các bề mặt, tường và trần xi măng, tạo bề mặt láng mịn, bám dính. Ngày nay bột trét tường có tầm quan trọng trong các công trình xây dựng.
Bột trét tường ngoại thất là một trong những loại bột trét thông dụng, do đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn nên bột trét tường ngoại thất thích hợp với tất cả các bề mặt bê tông, vữa xi măng, trần thạch cao và bề mặt chống thấm. Với những không gian có môi trường ẩm độ cao như phòng ngủ, nhà bếp hay nhà vệ sinh thì việc sử dụng bột trét tường là cần thiết để gia tăng khả năng chống thấm cho tường.
Công dụng của bột trét tường ngoại thất là tạo sự liên kết chặt chẽ với các mao quản của bê tông và vữa xi măng, làm phẳng các bề mặt lồi lõm của bức tường, vừa giúp giảm mức độ tiêu hao của sơn phủ, vừa mang đến một bề mặt có khả năng chịu ẩm, không bong rộp. - Đặc tính kỹ thuật: + Dạng: Bột + Màu: Trắng hoặc xám + Thành phần: Xi măng, CaCO3 chất chống thấm, chất kết dính, chất chống nứt, chất giữ nước. + Định mức: Độ phủ 1 – 1,2kg/m2, phụ thuộc vào bề mặt trét + Đóng gói: 40(+/-) 1kg/bao - Ưu điểm:
+ Dễ thi công, tạo bề mặt phẳng mịn, độ bám dính tốt, không bong tróc, không rạn nứt do ảnh hưởng thời tiết
+ Điều kiện chất lượng: Tiêu chuẩn Việt Nam 7239 - 2003.
- Nhược điểm:
+ Phải xả nhám lớp sơn cũ trên tường trước khi trét bột