Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại việt nam và các nước khu vực châu á (Trang 54 - 60)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bước 1: Kiểm định tính tương quan giữa các biến trong mô hình

Theo kết quả ma trận tương quan2 ta được kết quả các nhóm biến sau có tương quan cao với nhau gồm:

Nhóm 1: Tham nhũng, Hợp đồng và quyền tài sản, Kiểm soát tiền lương và giá cả, Hạn chế của CP lên ngành NH, Gánh nặng quy chế, Hạn chế của CP lên

1

Bảng mô tả biến được trình bày trong phụ lục 1.

ngành công nghiệp, Thị trường phi chính thức, Gánh nặng quy chế, Chính sách thương mại, Lao động ngành dịch vụ;

 Nhóm 2: Cung tiền, Vốn đầu tư, Tín dụng chuyển khoản, Chi phí sử dụng nợ, Nghĩa vụ nợ, Tính thanh khoản, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước ngoài;

 Nhóm 3: Tính thanh khoản, Vốn đầu tư, Tín dụng chuyển khoản, Chi phí sử dụng nợ, Nghĩa vụ nợ, Cung tiền, Dự trữ ròng, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước ngoài;

 Nhóm 4: Tự do dân chủ, Quyền chính trị, Hạn chế trong điều hành chính trị, Ràng buộc chính trị, Lao động thuộc công đoàn.

Vấn đề đặt ra là nếu dựa trên 34 biến này để nghiên cứu về ảnh hưởng của từng biến đến dòng vốn FDI đổ vào thì sẽ không chính xác, vì các biến này có mức độ tương quan lẫn nhau khá cao, và một số biến quan sát được có hệ số tương quan cao có thể là đại diện cho một biến độc lập không quan sát được. Nhiệm vụ đặt ra lúc này là trả lời các câu hỏi sau:

 Số lượng các nhân tố cần thiết để giải thích mối quan hệ giữa 34 biến này bao nhiêu là đủ?

 Bản chất của từng nhân tố này là gì?

 Mỗi nhân tố giải thích được đến mức độ nào số liệu quan sát được?

 Mỗi nhân tố sẽ ảnh hưởng thế nào đến biến động chung của chất lượng thu hút FDI của một quốc gia?

Vì lý do đó, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này, nhằm các mục đích sau:

 Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến. Ví dụ như tham nhũng hay rào cản về đầu tư đều là kết quả của nhân tố kiểm soát quy chế từ chính phủ; nhóm biến về các quyền chính trị, tự do dân chủ có thể thuộc về nhân tố thể chế dân chủ chính trị,…

 Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến. Chẳng hạn các nhân tố ―kiểm soát quy chế‖ và ―dân chủ chính trị‖ như trên sẽ giúp nghiên cứu được ảnh hưởng của yếu tố thể chế chính thức lên yếu tố khác (ví dụ dòng vốn FDI đổ vào) thông qua mô hình phân tích hồi quy khác.

Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:

Theo các nghiên cứu trước đây, thì có 4 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố gồm:

 Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của người nghiên cứu;

 Dựa vào tiêu chuẩn Kaiser (1956), chọn các nhân tố với trị số Eigenvalue >1;

 Dựa vào biểu đồ dốc (cree plot) (Cattel, 1996);

 Dựa vào phần trăm biến thiên mà các nhân tố giải thích được (Tabachnick & Fidell, 2001).

Chúng tôi tiến hành chạy phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA), và tiến hành lọc các nhân tố theo điều kiện Eigenvalue lớn hơn 1 (Kaiser, 1956). Bảng 6 thể hiện bảng Eigenvalue của các biến. Kết quả cho thấy, số lượng nhân tố phù hợp để thu gọn mô hình là 5 nhân tố và mức độ giải thích của năm nhân tố này đối với sự thay đổi của 34 biến ban đầu là 82.22%.

Bảng 15. Bảng trị số Eigenvalue của các biến

Thành phần Eigenvalues

Tổng % phương sai % tích lũy

1 10.05 35.88 35.88 2 5.45 19.45 55.33 3 4.23 15.12 7.45 4 1.91 6.83 77.28 5 1.03 4.95 82.22 6 .98 3.85 86.08 7 .89 3.17 89.24 8 .65 2.34 91.58 9 .52 1.86 93.45 10 .43 1.53 94.97 11 .29 1.04 96.01 12 .23 .83 96.84 13 .19 .68 97.53

14 .15 .53 98.06 15 .14 .49 98.55 16 .08 .28 98.83 17 .07 .25 99.07 18 .06 .23 99.31 19 .05 .19 99.49 20 .04 .13 99.62 21 .03 .12 99.74 22 .03 .09 99.84 23 .02 .08 99.91 24 .01 .04 99.95 25 .01 .04 99.99 26 .00 .01 100.00 27 .00 .00 100.00 28 .00 .00 100.00

Tuy nhiên kết quả chọn nhân tố theo tiêu chuẩn của Kaiser đôi khi có dẫn đến hiện tượng over-extraction (tức là trích nhân tố quá mức) (theo như Fabrigar và đồng sự, 1999; Foloyd và Widaman, 1995). Do đó, chúng tôi dùng biểu đồ dốc để xác định mức giảm đáng kể cuối cùng trong độ lớn của giá trị Eigenvalue. Biểu đồ dốc (hình 6) cho thấy, tại mức giảm đáng kể cuối cùng rơi vài nhân tố thứ 4, do đó, bốn nhân tố là số lượng phù hợp nhất. Điều này hoàn toàn tương đồng với kết quả chọn nhân tố của R. Michael Holmes và đồng sự (2011) trong bài nghiên cứu liên quan.

Hình 6. Biểu đồ dốc (Scree plot)

Bước 3: Tiến hành phương pháp xoay nhân tố:

Có nhiều phương pháp xoay nhân tố khác nhau như: Phương pháp xoay

orthogonal rotation là phương pháp xoay nhưng vẫn giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố và phương pháp xoay obilique rotation là phương pháp xoay không không giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố, tức cho phép có tương quan giữa các nhân tố với nhau. Bởi vì các định chế quốc gia thường có phương sai không đổi và phụ thuộc lẫn nhau (Jackson & Deeg, 2008; Whitley, 1992). Vì vậy, chúng tôi lựa chon phương pháp

oblique rotation là phương pháp phù hợp để sử dụng.

Bảng 16. Bảng hệ số tải nhân tố sau khi thực hiện phép quay oblique3

Component 1 2 3 4 1. Tham nhũng .85 .15 –.07 .07 2. Hợp đồng và quyền tài sản –.63 –.28 .07 .47 3. Rào cản đầu tư nước ngoài –.83 .19 –.11 .23

4. Kiểm soát lương và giá –.81 –.19 –.01 –.07 5. Can thiệp của CP vào ngành NH –.77 .28 –.01 .15 6. Hạn chế của CP vào ngành CN –.95 .04 –.00 –.08 7. Thị trường phi chính thức .60 .17 –.27 .18 8. LĐ ngành dịch vụ .85 .01 .19 –.06 9. Gánh nặng quy chế –.91 .04 –.09 –.03 10. Chính sách thương mại –.62 –.22 –.04 –.10 11. Tự do dân chủ –.02 –.01 –.94 –.04 12. Hạn chế trong điều hành chính trị –.04 –.09 –.95 .01 13. Quyền chính trị –.04 –.09 –.95 .01 14. Ràng buộc chính trị –.02 .09 .79 .03 15. LĐ thuộc công đoàn –.04 .01 –.79 –.04 16. Chi phí sử dụng nợ .11 .91 .26 .25 17. Vốn đầu tư –.23 .85 –.21 –.39 18. Cung tiền –.02 .99 –.01 –.04 19. Dự trữ ròng –.22 –.68 –.46 .19 20. GDP danh nghĩa –.11 .98 –.01 –.17 21. Tổng nợ nước ngoài .11 .89 .28 .26 22. Tín dụng chuyển khoản .07 .13 .12 .97

23. Tỷ giá hối đoái –.28 –.08 –.31 .59

24. Nghĩa vụ nợ .25 –.04 .02 .87

25. Tính thanh khoản –.03 –.33 –.16 .81

26. Giá trị CP được giao dịch .48 .09 .06 –.60

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Oblimin with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 9 iterations.

Bước 4: Ra quyết định cuối cùng về số nhân tố cần giữ lại, đặt tên và giải thích

các nhân tố.

Sau khi thực hiện phép xoay oblique, các hệ số tải trọng càng có ý nghĩa và đáng tin cậy hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành loại lần lượt từng biến một, bắt đầu với các biến có trị tuyệt đối hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 (Clack & Waston, 1995) hoặc cùng lớn hơn 0.4 trên hai nhân tố trở lên. Tiến hành chạy lặp lại mô hình sau khi đã loại từng biến không thích hợp. Bảng 8 thể hiện kết quả cuối cùng. Cụ thể, có 8 biến bị loại khỏi mô hình, đó là Gánh nặng tài khóa, Chính sách tiền tệ, Cân đối ngân sách, Lao động

ngành công nghiệp, Tỷ lệ lạm phát, Dân số, Cán cân mậu dich, Tỷ lệ thất nghiệp. Các biến còn loại được xếp vào các nhóm nhân tố như sau:

 Nhân tố thứ nhất - “Kiểm soát quy chế” - bao gồm các biến: Tham nhũng, Hợp đồng và quyền tài sản, Rào cản đầu tư nước ngoài, Kiểm soát tiền lương và giá cả từ CP, Can thiệp của CP vào ngành NH, Hạn chế của CP lên ngành công nghiệp, Thị trường phi chính thức, Lao động ngành dịch vụ, Gánh nặng quy chế, Chính sách thương mại.

 Nhân tố thứ hai - “Năng lực vốn” - bao gồm các biến: Chi phí sử dụng nợ, Vốn đầu tư, Cung tiền, Dự trữ ròng, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước ngoài.

 Nhân tố thứ ba - “Dân chủ chính trị” - bao gồm các biến: Tự do dân chủ, Hạn chế trong điều hành chính trị, Quyền chính trị, Ràng buộc chính trị, Ràng buộc chính trị, Lao động thuộc công đoàn.

 Nhân tố thứ tư - “Thanh khoản thị trƣờng” - bao gồm các biến: Tín dụng chuyển khoản, Tỷ giá hối đoái, Nghĩa vụ nợ, Tính thanh khoản, Giá trị cổ phiếu được giao dịch.

Bước 5: Tính toán các nhân số:

Nhân số của nhân tố thứ i có dạng:

Fi = Wi1X1 + Wi2 X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Các hệ số nhân tố W được dùng để kết hợp các biến chuẩn hóa được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố (Component score coefficient matrix). Kết quả được trình bày trong phụ lục 6. Các nhân số sau khi được tính toán sẽ được dùng thay cho trị số các biến gốc trong hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại việt nam và các nước khu vực châu á (Trang 54 - 60)