Tình hình thu hút FDI của một số quốc gia Châ uÁ

Một phần của tài liệu Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại việt nam và các nước khu vực châu á (Trang 30 - 44)

2.4.1.1. Thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD 2006 với nhan đề: ―FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi: Ý nghĩa đối với phát triển‖ đưa ra nhận xét rằng năm 2005 FDI vào Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á và kể cả Châu Đại dương đạt tới một đỉnh cao mới là 165 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2004. Và UNCTAD đã nhận định rằng Châu Á là khu vực thu hút FDI lớn nhất so với các khu vực đang phát triển khác và trở thành một địa điểm lý tưởng để đầu tư trong vài năm tới, trong đó: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là 5 trong 15 địa điểm thu hút FDI nhiều nhất. Còn theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho rằng khu vực này đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các dòng FDI nhằm mục đích tìm kiếm thị trường là nhờ vào duy trì được tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế

cao. Không những thế, khu vực này còn trở thành một điểm nóng về đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ tài chính của các công ty xuyên quốc gia.

Hình 6. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dƣơng: Các dòng FDI vào khu vực và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn cố định, 1995-2005

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006

So với các quốc gia trong khu vực cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, thì Trung Quốc là nước đứng đầu trong việc thu hút, tiếp nhận FDI. Các dòng FDI đổ vào nước này tăng lên 72 tỷ USD, riêng nguồn vốn FDI phi tài chính chiếm 60 tỷ USD và các dòng FDI rót vào dịch vụ tài chính tăng lên đến 12 tỷ USD do chịu sự chi phối của những khoản đầu tư lớn vào các ngân hàng Trung Quốc. Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong khu vực về mức độ thu hút FDI (lần lượt là 36 tỷ USD và 20 tỷ USD). Một số nước ASEAN cũng thu hút được một lượng FDI đổ vào đáng kể. Ví dụ, các dòng vốn FDI đổ vào Inđônêxia tăng 177% lên tới 5.3 tỷ USD và chính việc sáp nhập và mua bán các công ty xuyên quốc gia với quy mô lớn, như trường hợp công ty Philip Morris mua công ty Sampoerna, chính là một trong những nguyên nhân tao ra sự tăng vọt này. FDI vẫn có chiều hướng tiếp tục gia tăng ở Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước có mức chi phí tương đối thấp. Riêng đối với Việt Nam, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 do Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố thì dòng FDI vào nước này tiếp tục tăng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế với tổng lượng FDI tiếp nhận năm 2005 vượt quá 2 tỷ USD. Sự gia tăng về FDI cho thấy các nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nếu nước này nâng cao cơ sở hạ

tầng và phương tiện viễn thông tốt hơn cùng với đào tạo một lực lượng lao động có trình đồ chuyên môn cao, lành nghề cũng như các chính sách phát triển công nghệ quốc gia mạnh mẽ hơn. Còn đối với Ấn Độ thì triển vọng thu hút FDI rất sáng sủa trong những năm gần đây.

Hình 3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á: Các dòng FDI, 10 nền kinh tế hàng đầu,a 2004-2005 (Tỷ USD)

Dòng FDI vào

Dòng FDI ra

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006

Khu vực này ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn FDI ―chất lượng cao‖ đầu tư vào các hoạt động đòi hỏi hàm lượng trị thức và giá trị gia tăng cao. Điển hình như, Hãng Intel đang mở rộng các cơ sở lắp ráp và thử nghiệm ở Trung Quốc, Malaixia và có kế hoạch đầu tư 300 triệu USD để xây dựng một nhà máy linh kiện bán dẫn đầu tiên

46.7 34 14.5 7.7 5.5 4.6 1.4 1.1 1.6 72.3 35.9 20.1 7.2 6.6 4 3.7 2.2 2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 China Hong Kong

Sigapore Korea India Malaysia Thailand Pakistan VietNam

2004 2005 46.7 1.8 7.1 8.5 4.7 3.4 2.1 2 0.6 32.6 11.3 6 5.5 4.3 3.1 3 1.4 0.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2004 2005

tại Việt Nam. Còn Trung Quốc, FDI trong ngành chế tạo ngày càng hướng vào các công nghệ tiên tiến như Hãng Airbus có kế hoạch xây dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A320 ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 cũng đã chú ý tới hiện tượng các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trở thành những nguồn FDI đáng kể cũng như những xuất hiện gần đây của các công ty đa quốc gia ở khu vực này (UNCTAD/PRESS/PR/2006/027). Theo thống kê, Đông Á và Đông Nam Á là nơi tập trung gần 4/5 trong số 100 công ty xuyên quốc gia hàng đầu đến từ các nước đang phát triển như các công ty của Singapore hay Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Bảng 10. 10 công ty phi tài chính xuyên quốc gia lớn nhất từ các nƣớc Châu Á đang phát triển, đƣợc xếp hạng theo tài sản nƣớc ngoài, 2004 (Triệu USD)

Tài sản Doanh thu Công ty Nền kinh tế xuất xứ Ngành Nước ngoài Tổng Nước ngoài Tổng Hutchison Whampoa Limited Hong Kong,

Trung Quốc Đa ngành 67638 84162 11426 23080

Petronas -

Petroliam Nasional

Bhd Malaxia

Khai thác, lọc và phân phối dầu

lửa 22647 62915 10567 36065

Singtel Ltd. Singapore Viễn thông 18641 21626 5396 7722 Samsung

Electronics Co.,

Ltd. Hàn Quốc

Thiết bị điện và

điện tử 14609 66665 61524 70184 CITIC Group Trung Quốc Đa ngành 14452 84744 1746 6413

LG Electronics Inc. Hàn Quốc

Thiết bị điện và

điện tử 10420 28903 36082 41782 China Ocean

Shipping (Group)

Company Trung Quốc

Vận tải đường

biển 9024 14994 4825 11293

Jardine Matheson Holding Ltd.

Hong Kong,

Trung Quốc Đa ngành 7141 10555 5830 8988 Formosa Plastic Group Đài Loan, TQ Hóa chất công nghiệp 6968 58023 6995 37738 Hyundai Motor

Company Hàn Quốc Ô tô 5899 56387 15245 51300

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006

2.4.1.2. Tình hình thu hút FDI ở một số quốc gia Châu Á thời kỳ khủng hoảng:

Bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tổng lượng FDI vào Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á tăng 17% và đạt 300 tỷ USD trong đó có 14 nước

tăng nhận FDI, phần lớn là do hoạt động thâu tóm và sát nhập qua biên giới dẫn đến giá trị ròng của hoạt động này lên đến $51 tỷ.

Tuy nhiên dòng vốn FDI bắt đầu giảm từ đầu năm 2009, đặc biệt là ở những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này dẫn đến doanh số các công ty thâu tóm và sát nhập giảm đáng kể trong nửa năm đầu 2009 chỉ còn $16 tỷ.

Giống như nhiều khu vực đang phát triển khác, Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á không thể thoát khỏi cú sốc kinh tế từ khủng hoảng tài chính. Cụ thể hơn, bởi vì nền kinh tế các khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, nên một sự sụt giảm trong nhu cầu hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài dẫn đến làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực vào quý 4/2008. Ngoài ra, còn có sự giảm sút trong nguồn vốn FDI vào khu vực này. Nếu như năm 2007, tốc độ tăng dòng FDI vào 3 khu vực này tương đối bằng nhau thì sang năm 2008 có một sự khác biệt đáng kể: 49% ở Nam Á, 24% ở Đông Á và 14% ở Đông Nam Á. Một điểm đáng lưu ý là dòng vốn FDI chảy vào khu vực này trong vài năm gần đây từng bước đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế nhận FDI, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Với dòng FDI vào tăng vượt trội, đạt mức cao nhất trong lịch sử ($92,4 tỷ) trong năm 2008, Trung Quốc trở thành nước nhận FDI cao thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Pháp). Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 10. Trung Quốc và Ấn Độ cũng được xếp ở vị trí dẫn đầu và vị trí thứ 3 các nền kinh tế mới nổi và là nơi thu hút FDI lớn trên thế giới theo UNCTAD.

Bảng 11. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á: dòng FDI của một số nền kinh tế tiêu biểu 2008-2009 (triệu USD)

Country

FDI inflows FDI outflows

2008 Q1 2008 Q2 2008 Q3 2008 Q4 2009 Q1 2008 Q1 2008 Q2 2008 Q3 2008 Q4 2009 Q1 Cambodia 224 272 186 133 87 6 6 6 6 … China 27,414 24,974 21,986 18,022 21,777 … … … … … Hong Kong 19,588 14,806 11,097 17,513 11,792 12,381 25,084 6,938 15,518 4,558 India 14,197 11,891 8,782 6,684 6,256 … … … … … Indonesia 1,460 2,040 1,921 2,498 3,511 1,730 1,436 1,517 1,217 814 Korea, Republic oF -674 -212 1,633 1,454 -63 4,116 2,702 3,916 2,061 1,132 Lào 72 37 55 64 58 … … … … … Malaysia 1,045 5,342 256 1,410 828 1,973 4,448 5,774 1,864 -130 Pakistan 983 2,104 1,117 1,234 691 5 36 5 -11 -6 Papua New Guinea 13 -51 6 2 359 … … … … 1 Philipines 266 434 555 265 44 -6 77 102 64 52 Singapore 8,268 3,649 3,561 7,246 3,220 2,656 751 4,012 1,509 1,478 Solomon Islands 15 19 18 23 17 3 3 3 3 3 Taiwan 597 1,107 989 2,739 263 3,165 2,623 2,174 2,331 980 Thailand 2,959 2,230 2,545 2,357 2,324 541 1,215 186 893 573 Vanuatu 7 9 3 13 5 … … … … … Total 76,434 68,651 54,710 61,657 51,169 26,570 38,381 24,633 25,455 9,455

Nguồn: UNCTAD, FDI/TNC database

Đối với Tây Á, dòng vốn FDI chảy vào tăng 16% lên $90 tỷ trong năm 2008, tăng liên tiếp chiếm 15% trong tổng số vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, so với một lượng không đáng kể 3% năm 2002. Nhìn chung, dòng FDI chảy vào Tây Á chủ yếu là ở các nước Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là ba nước hút FDI nhiều nhất

trong khu vực, chiếm khoảng 70% tổng lượng FDI tập trung vào Tây Á năm 2008. Sự tăng FDI năm 2008 chủ yếu là lượng tiền vào các ngành công nghiệp hoá dầu và tinh chế lên đến $12 tỷ, tăng 57% so với năm trước đó và lượng tiền vào bất động sản tăng gấp 4 lần, đạt $7.9 tỷ.

Cho đến tháng 9/2008, lượng FDI vào Tây Á vẫn tăng đáng kể do giá dầu tăng mạnh. Các thành viên của Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) đã sử dụng nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào của mình để thực hiện các dự án lớn trong nhiều lĩnh vực và trong mỗi dự án, mức phụ thuộc vào nguồn vốn FDI ngày càng tăng, chi phí tài chính không nhiều nhưng phải trả những khoản lớn cho dây chuyền công nghệ, các chuyên gia và các giám đốc quản lý.

Tuy nhiên khi giá dầu đột ngột sụt giảm mạnh và từng bước khiến cho viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn bắt đầu từ cuối quý 3/2008. Các nước này bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lần đầu tiên trong suốt 5 năm. Ngoài ra, các dự án đang triển khai ở các nước phải đối mặt với những khó khăn lớn từ khủng hoảng tín dụng cộng với viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Các ngân hàng quốc tế từng sẵn sàng cho các nước thuộc GCC vay để đầu tư dự án đã đột ngột quay lưng lại. Cuối năm 2008, chỉ còn khoảng 12 ngân hàng chủ động tìm kiếm các hợp đồng dự án tài chính, giảm từ mức 45 ngân hàng năm 2006. Kết quả là các dự án quan trọng về dầu mỏ , gas, công nghiệp hoá và cơ sở hạ tầng từng thu hút nhiều nguồn FDI nhiều nhất phải bị hoãn lại.

Hình 7. Nhóm 5 nƣớc có dòng FDI lớn nhất Tây Á, 2007-2008 (tỷ USD)

Nguồn: UNCTAD, FDI/TNC database

0 10 20 30 40

Saudi Arabia Turkey United Arab

Rmirates

Qatar lebanon

2007 2008

2.4.1.3. Thời kỳ sau khủng hoảng

Bước qua thời kỳ khủng hoảng, một số quốc gia đã có sự thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế, dưới đây là tóm tắt thay đổi của một số nước Châu Á-tiêu biểu là trong năm 2010:

Trung Quốc: bộ quản lý ngoại hối của Trung Quốc nới lỏng các hạn chế tín

dụng để đối phó với khủng hoảng kinh tế tài chính như giấy phép mua ngoại tệ không còn bị đòi hỏi nữa.

Hồng Kông: nới lỏng việc thành lập doanh nghiệp bằng cách đơn giản hoá các

thủ tục đăng ký và sát nhập. Nền kinh tế cũng sát lập chính sách một cửa, cho phép 6 cơ sở địa phương và 2 cơ sở dịch vụ tư nhân làm việc chung để xúc tiến việc phát hành các giấy phép xây dựng. Việc đăng ký sở hữu tài sản cũng trở nên dễ hơn vì thuế trước bạn bây giờ có thể nộp qua mạng.

Ấn Độ: các thủ tục kinh doanh của Ấn Độ theo điều tiết của bộ luật

Securitization Act 2002 trở nên hiệu quả hơn, nới lỏng quy trình và giảm bớt thời gian đòi hỏi việc đóng cửa một doanh nghiệp.

Indonesia: nới lỏng các quy trình thành lập công ty đối với các đăng ký thành

lập công ty mới bằng cách giới thiệu các dịch vụ đăng ký qua mạng, loại bỏ một số loại giấy phép nhất định, làm cho thủ tục đăng ký hiệu quả hơn, và cắt giảm các chi phí hành chính công ty, chi phí phát hành, chi phí đăng ký, chi phí giấy phép hoạt động. Kết quả là, 2 thủ tục và 16 ngày được cắt giảm, chi phí công ty mới thành lập trung bình giảm gần 52% GDP trên đầu người. Việc đăng ký sở hữu tài sản cũng trở nên dễ dàng hơn vì các kỳ hạn của tiến trình đăng ký sổ đất được công bố cụ thể. Hơn nữa, Indonesia đã tăng mức độ bảo vệ nhà đầu tư bằng cách triển khai các quy định minh bạch trong giao dịch.

Lào: năm 2010 Lào đơn giản hoá việc trả thuế bằng cách hợp nhất 3 loại thuế: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ và thuế thu nhập cá nhân thành một loại đơn giản hơn. Chính phủ nước này cũng cải thiện cách thức nộp tiền và đánh thuế nhân viên văn phòng cũng như thời hạn nộp thuế được giảm xuống 198 giờ một năm.

Malaysia: đơn giản hoá việc thành lập doanh nghiệp với chế độ một cửa. Thêm

còn khá mới nên chính phủ Malay đang lên kế hoạch một chương trình phổ biến rộng rãi hệ thống thu phí này.

Philipin: tăng hiệu quả tiếp cận tín dụng bằng cách đưa ra điều luật thông tin tín

mới nhằm điều tiết các hoạt động và dịch vụ của hệ thống thông tin tín dụng. Chính phủ Philipin cũng cắt giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 30% và đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu hành chính.

Thái Lan: đơn giản hoá việc thành lập doanh nghiệp mới bằng cách cắt giảm 1

thủ tục hành chính và một ngày trong tiến trình đăng ký cho các công ty mới thành lập.

Việt Nam: Năm 2010 Việt Nam cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28%

xuống còn 25% và bỏ thuế phụ thu đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng sử dụng đất. Việt Nam cũng thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới và luật thuế VAT mới. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp logistics tăng cao và việc ứng dụng cách thức quản lý hành chính mới từ khi là thành viên của WTO đã giảm bớt sự trì trệ trong thương mại đáng kể.

Nhìn chung, các nước có được xem là thị trường mới nổi ở Châu Á đã và đang thực hiện nới lỏng các quy định về thủ tục hành chính, đặc biệt là đối với việc thành lập công ty mới, tăng cường các luật về bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chất lượng lao động để ngày càng thu hút nguồn vốn FDI trên thế giới.

Hình 8. Nhóm 20 nƣớc thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất năm 2013 (tỷ USD) (so với xếp hạng năm 2012)

Nguồn: UNCTAD.

Dựa trên biểu đồ, cho thấy thị trường các nước mới nổi lại tiếp tục đứng đầu, đặc biệt các quốc gia châu Á với Trung Quốc (2nd), HongKong, Singapore và Ấn Độ. Tổng nguồn thu hút FDI vào Trung Quốc năm 2013 tăng 5.25% so với sự sụt giảm vào năm

Một phần của tài liệu Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại việt nam và các nước khu vực châu á (Trang 30 - 44)