3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu BTTN Tà Xùa
1.2.2.1. Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê của UBND các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Mường Thải, Suối Tọ năm 2015 trong khu BTTN như sau:
Xã Suối Tọ: Xã có 9 bản với 518 hộ và 3.842 nhân khẩu. Mật độ dân số
thấp 24,54 người/km2. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người dân tộc H’Mông với 3.829 người (99,7%). Địa bàn sinh sống trên dải núi cao. Canh tác chủ yếu là lúa nương và ngô.
Xã Mƣờng Thải: Toàn xã có 10 bản với 850 hộ và 3.899 nhân khẩu.
Mật độ dân số là 51,59 người/km2. Có 4 thành phần dân tộc: Mường (39,2%), Kinh (12%), H’Mông (25,9%), Dao (22,9%). Tổng số lao động của xã là 1868 người trong đó lao động nam là 958 người (51.29%), lao động nữ là 910 người (48,71%). Lao động được đào tạo nghề là 246 người (13,17%).
Xã Tà Xùa: Toàn xã có 380 hộ với 2.691 nhân khẩu, thành phần dân
tộc chủ yếu là H’Mông. Mật độ dân số là 59,85 người/km2.
Xã Háng Đồng: Xã có 6 bản với 375 hộ và 2.617 nhân khẩu trong đó
nam có 1328 người (50,74%), nữ có 1.289 người (49,26%). Mật độ dân số là 31,6 người/km2
. Tổng số lao động của xã là 1.524 người (58,23%) trong đó lao động nam là 866 người (56,82%), lao động nữ là 658 người (43,18%).
1.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
* Nông lâm nghiệp
Nông nghiệp: do địa hình có nhiều núi cao nên diện tích dành cho đất nông nghiệp không nhiều, chủ yếu là đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngô, khoai, sắn, lúa nương phục vụ đời sống cho nhân dân trong vùng.
Chăn nuôi chủ yếu có quy mô nhỏ trong các hộ gia đình, chưa có trang trại nuôi gia súc với số lượng lớn do gặp nhiều khó khăn về diện tích chăn thả, nguồn vốn.
Lâm nghiệp: những năm gần đây, các xã trong khu vực BTTN Tà Xùa tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 10.830,6 ha, khoanh nuôi 449 ha, trồng rừng 116 ha.
* Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội
Cơ sở hạ tầng được xây dựng ở các xã trong vùng theo chương trình 135 của chính phủ: Đường quốc lộ 13 chạy qua xã Mường thải dài 2km, đường đất lớn đến được trung tâm 03 xã có tổng chiều dài là 40,2km, trong đó xã Tà Xùa 14,5km, xã Mường thải 7km, xã Suối Tọ 18,7km. Giao thông trong khu vực điều tra của đề tài chỉ có đường mòn dân sinh, chất lượng đường thấp, đi lại gặp nhiều khó khăn.
Giáo dục: khu vực có 4 xã đều có các trường và điểm trường mầm non, cấp I và cấp II, phòng học chủ yếu là nhà cấp IV, thiết bị đồ dùng học tập còn thiếu thốn, số trẻ trong độ tuổi tới trường đạt 90%..
Văn hoá, thông tin: các xã đều có cụm văn hoá xã, điện thắp sáng chủ yếu vẫn là các máy phát điện nhỏ nhờ vào các nguồn dòng chảy của các con suối.
Y tế: có 3 trạm y tế ở các xã, mỗi xã đều có 01 y sỹ, 01 y tá, 01 nữ hộ sinh và 01 dược tá. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, trình độ các cán bộ y tế còn hạn chế.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Các cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) và một số bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc tại vùng đệm khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
Thời gian thực hiện: Tháng 12/2014 đến tháng 12/2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Vấn đề sử dụng cây thuốc: Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loại cây thuốc. Một số bài thuốc chữa bệnh dân tộc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thực địa theo tuyến
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu vực nghiên cứu thì việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Điều tra khảo sát sơ bộ sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra. Tuyến được chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trưng cho khu bảo tồn. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra các loài cây thuốc của đồng bào dân tộc sử dụng trong phạm vi 10 m mỗi bên. Mỗi loài lấy 5 - 6 tiêu bản [54].
Các tuyến điều tra thực địa:
Tuyến 1: Từ Trạm kiểm lâm Suối Khang (21020’01,6’’N - 104036’16,3’’E) → Háng Tê La → Đỉnh Suối Đỏ → Háng Lề Sờ Pó → Háng Hông Chùa (khu rừng ma) (210
19’68,7’’N - 104035’26,8’’E)
Tuyến này đi qua nhiều kiểu trạng thái khác nhau; trảng cây bụi, rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy, rừng tre nứa, rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, rừng thường xanh trên núi đất thấp nhiều mùn...
Tuyến 2: Từ Trạm kiểm lâm Suối Khang (21020’01,6’’N - 104036’16,3’’E) → Háng Sò → Háng Vàng Dua → Núi Ka Long → Háng Đồng C (210
19’00’’N - 104035’51,9’’E)
Tuyến này đi qua nhiều kiểu trạng thái khác nhau; Nương rẫy, trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ mọc rải rác, rừng cây lá rộng ẩm á nhiệt đới và ôn đới, rừng cây lá kim ẩm á nhiệt đới, rừng thường xanh ẩm nhiệt đới...
Tuyến 3: Từ Trạm kiểm lâm Suối Chiếu (21020’65,2’’N - 104040’89,8’’E) → Suối Bạu → Suối Lạt Con → Bãi Lâm Trường 1 → Đỉnh Suối Lạt Con → Suối Khò → Suối Bon (21020’52,8’’N - 104041’75,6’’E)
2.3.2. Điều tra tình hình khai thác sử dụng dược liệu
Điều tra tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc chính là phương pháp điều tra nhanh về thị trường dược liệu. Phương pháp chung để tiến hành điều tra là phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân và thầy thuốc.
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là những người có hiểu biết về cây thuốc cũng như khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Trong quá trình điều tra cộng đồng, sử dụng hai phương pháp tiếp cận là RRA và PRA. Mỗi cây thuốc, bài thuốc nếu có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần thiết nhất công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây.
2.3.3. Phương pháp thu thập – xử lí, phân tích và phân loại mẫu vật
- Thu mẫu: Tiến hành thu mẫu theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn [54].
- Xử lí và bảo quản mẫu: mẫu sau khi thu cần phải tiến hành xử lí ngay để tránh trường hợp mẫu bị hỏng. Có hai cách xử lí mẫu: Xử lí khô và xử lí ướt [54]. Sau khi mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm, cần tiến hành xử lí và sấy khô tại phòng thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Các mẫu sau khi sấy khô được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 0,3-
0,5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hại. Các mẫu tiêu bản được sây khô, ép phẳng, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích thước 28 cm x 42 cm.
- Tra tên khoa học: Tra tên khoa học dựa theo các khóa xác định lưỡng phân hoặc vừa phân tích vừa tra khóa. Sau khi đã có tên khoa học, cần xác định lại bằng các bản mô tả. Nếu đúng với bản mô tả thì lấy đầy đủ tên khoa học của cây kèm theo tên tác giả và tên họ của mẫu cây đó.
- Tra tên khoa học: Tra tên khoa học dựa theo các khóa lưỡng phân và các tài liệu mô tả như “Cây cỏ Việt Nam”[33],[34] của Phạm Hoàng Hộ, các cuốn thực vật chí như Thực vật chí Việt Nam; Thực vật chí Trung Quốc; Thưc vật chí đại cương Đông Dương và một số thực vật chí ở các nước lân cận đã xuất bản.
- Chỉnh lý, kiểm tra tên khoa học: Sau khi xác định tên khoa học, cần tiến hành kiểm tra lại tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn, sai sót. Điều chỉnh tên khoa học theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II và III [4], Cây cỏ Việt Nam [33],[34], tra cứu trang wel http://ipni.org [75] ; http://theplantlist.org [76]; http://Tropicos.org [77].
- Xây dựng danh lục: Các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại khu BTTN Tà Xùa được sắp xếp theo hệ thống trong bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Ngành thực vật hạt kín được chia thành 2 lớp: Magnoliopsida (lớp Ngọc lan) và Liliopsida (lớp Hành). Trong mỗi họ, chi, loài được sắp xếp theo vần ABC [4].
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu dạng sống và yếu tố địa lý.
Tiến hành nghiên cứu phân tích dạng sống và yếu tố địa lý theo phương pháp của Raunkiaer [71], Lê Trần Chấn [15].
Dạng sống: là kết quả thích nghi lâu dài của thực vật đối với các điều
tính của xứ này hoặc xứ khác [15]. Cơ sở của phân chia dạng sống của Raunkiaer là sự khác nhau về tính thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi của năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi. Raunkiaer chỉ chọn một: vị trí của chồi nằm ở đâu so với bề mặt đất trong suốt thời gian bất lợi của năm. Có 5 dạng sống cơ bản:
Cây chồi trên đất (8) Cây chồi ẩn (11) Cây chồi sát đất (9) Cây sống một năm (12) Cây chồi nửa ẩn (10)
Dạng sống còn ghi thêm các kí hiệu phụ như sau:
1. Cây chồi trên cao > 30m. a. Phụ sinh, hoại sinh 2.Cây chồi trên cao từ 8 – 30m. b. Ký sinh
3.Cây chồi trên cao từ 2 – 8m. c. Dây leo
4.Cây chồi trên cao từ 0,25 -2m. d. Cây chồi trên thân thảo.
Yếu tố địa lý: Mỗi hệ thực vật có sự khác biệt về số lượng, tỉ lệ % và
nhất là đặc điểm của các yếu tố địa lý. Trong yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vì nó thể hiện được tính độc đáo, riêng biệt, bản chất của mỗi hệ thực vật.
Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ (13) Yếu tố Indonexia – Mailaixia (23)
Yếu tố đặc hữu Trung Bộ (14) Yếu tố Indonexia -Mailaixia -Úc đại dương (24)
Yếu tố đặc hữu Nam Bộ (15) Yếu tố Châu Á nhiệt đới (25)
Yếu tố đặc hữu Việt Nam (16) Yếu tố cổ nhiệt đới (26)
Yếu tố Đông Dương (17) Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới (27)
Yếu tố nam Trung Quốc (18) Yếu tố Đông Á (28)
Yếu tố Hải Nam -Đài Loan-Philippin (19) Yếu tố châu Á (29)
Yếu tố Hymalaya (20) Yếu tố ôn đới bắc (30)
Yếu tố Ấn Độ (21) Yếu tố phân bố rộng (31)
2.3.5.Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học của cây thuốc
Các chỉ tiêu đánh giá đa dạng thực vật cây thuốc dựa trên “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn [53], [54].
Các nhóm bệnh được phân chia theo “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu” của Lê Trần Đức (1997) [24].
2.3.6. Đánh giá mức độ đe dọa
Chúng tôi dựa trên các tài liệu đã ban hành về sự nguy cấp của thực vật để đánh giá mức độ bị đe doạ của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. Các tài liệu gồm có: Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật (2007) [10]; Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam [49]; Nghị định 32/2006/NĐ - CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [19]. Nghị định số 160/2013/NĐ - CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [20]. Ngoài ra chúng tôi còn căn cứ vào tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở địa phương để chỉ ra các loài bị đe dọa trong khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La
3.1.1. Tính đa dạng các bậc taxon
Qua quá trình điều tra nghiên cứu, thu thập mẫu, thông tin đã thống kê được các loài cây thuốc sử dụng tại khu BTTN Tà Xùa là 503 loài, 375 chi thuộc 124 họ. Sự phân bố cây thuốc trong các taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các taxon
thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La
Lớp Loài Chi Họ
Số họ % Số chi % Số loài %
Magnoliopsida (Dicotyledones) 420 83,49 319 85,06 106 85,48
Liliopsida (Monocotyledones) 83 16,51 56 14,94 18 14,52
Tổng 503 100 375 100 124 100
Hình 3.1. Sự phân bố của các loài cây thuốc trong các taxon
thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La
Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy sự phân bố các cây thuốc trong các taxon có sự chênh lệch. Các cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) là 420 loài - chiếm 83,49% tổng số loài; Số chi là 319 chi – chiếm 85,06 % tổng
420 319 106 83 56 18 Loài Chi Họ
số các chi và 106 họ - chiếm 85,48% tổng số họ cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Trong lớp này có chứa nhiều cây thuốc quý được đồng bào dân tộc tại khu BTTN Tà Xùa sử dụng như: Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas ), Dương kỳ thảo (Achillea millefolium), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Bạch chỉ nam (Millettia pulchra),...Các cây thuốc được người dân dùng để chữa chỉ từ loại bệnh từ đơn giản như viêm họng, cảm cúm tới những loại bệnh phức tạp như thấp khớp, tiểu đường, viêm dạ dày,...
Số lượng các loài cây thuốc thuộc lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các loài cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida). Với 83 loài chiếm 16,51 % tổng số loài; 56 chi chiếm 14,94 % tổng số chi và 18 họ chiếm 14,52% tổng số họ cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La. Tuy ít về số lượng nhưng lớp Hành (Liliopsida) có chứa nhiều các loài cây thuốc chữa bệnh có giá trị như Nghệ trắng (Curcuma aromatica) chữa viêm gan, xơ gan, rắn cắn; Râu hùm tai tía (Tacca chantrieri) chữa tim mạch, huyết áp, Thổ phục linh (Smilax glabra),...
3.1.2. Tính đa dạng họ
Số họ các loài cây thuốc thống kê tại khu vực nghiên cứu là 124 họ. Số họ có nhiều loài nhất được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. Các họ có nhiều loài nhất tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Tỉ lệ %*
1 Asteraceae Cúc 36 7,16 2 Euphorbiaceae Thầu dầu 36 7,16 3 Rubiaceae Cà phê 14 2,78 4 Fabaceae Đậu 14 2,78 5 Poaceae Cỏ 14 2,78 6 Moraceae Dâu tằm 13 2,58 7 Zingiberaceae Gừng 12 2,39 8 Cucurbitaceae Bầu bí 12 2,39 9 Lamiaceae Bạc hà 12 2,39 10 Rutaceae Cam 12 2,39 Tổng 175 34,8
Hình 3.2. Các họ có nhiều loài nhất tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.
Bảng 3.2 thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Họ thứ 10 có 12 loài và họ nhiều loài nhất là 36 loài. Dù 10 họ chỉ chiếm 0,08% tổng số họ toàn hệ nhưng có số lượng loài là 175, chiếm 34,8 % tổng số loài toàn hệ.
Hai họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với mỗi họ có 36 loài chiếm 7,16% tổng số loài. Các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Cỏ (Poaceae) với mỗi họ có 14 loài chiếm 2,78% tổng số loài. Họ Dâu tằm (Moraceae) với 13 loài chiếm 2,58 % tổng số loài. Họ Gừng (Zingiberaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae) và họ Cam (Rutaceae) với mỗi họ có 12 loài chiếm 2,39% tổng số loài. Các họ còn lại có số lượng ít hơn 12 loài gồm 341 loài chiếm 64,93% tổng số loài.
Từ kết quả trên cho thấy các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu có sự phân bố không đồng đều trong các họ. Có những họ có nhiều loài cây được sử dụng làm thuốc nhưng có những họ chỉ có 1 loài cây thuốc như họ Viễn chí (Polygalaceae), họ Lạc tiên (Passifloraceae), họ Máu chó (Myristicaceae)...
36 36
14 14 14 13
3.1.3. Tính đa dạng ở mức độ chi
Sự đa dạng chi được thể hiện ở số loài trong từng chi. Các chi có nhiều loài cây thuốc được đồng bào dân tộc ở khu BTTN Tà Xùa sử dụng được thống kê ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Tà Xùa STT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ loài Số
Tỉ lệ %*
1 Ficus Sung Moraceae 8 2,13
2 Phyllanthus Phèn đen Euphorbiaceae 5 1,33
3 Litsea Màng tang Lauraceae 4 1,07
4 Cinnamomum Long não Lauraceae 4 1,07
5 Alpinia Riềng Zingiberaceae 4 1,07
6 Syzygium Trâm Myrtaceae 4 1,07
7 Citrus Cam Rutaceae 4 1,07
8 Clerodendrum Ngọc nữ Verbenaceae 4 1,07
9 Ardisia Cơm nguội Myrsinaceae 4 1,07
10 Senna Muồng Fabaceae 4 1,07
Tổng 45 12,02
(*: Tỉ lệ % so với tổng số loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu)
Hình 3.3. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất.