Tính đa dạng về yếu tố địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên tà xùa, tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.5. Tính đa dạng về yếu tố địa lý

Mỗi khu hệ thực vật được hình thành, ngoài mối tương quan giữa các sinh vật, các điều kiện môi trường, yếu tố địa lý địa chất nó còn phụ thuộc vào các điều kiện đã tồn tại trong quá khứ mà nay không còn nữa, chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng sinh học. Việc phân tích tính đa dạng về yếu tố địa lý của các cây thuốc giúp định hướng về nguồn nguyên liệu, sự phân bố của cây thuốc để dễ dàng trong quá trình khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, cơ sở cho công tác bảo tồn và tính đặc hữu tại khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.

Sự đa dạng yếu tố địa lý các loài cây thuốc của khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La được thể hiện qua bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5. Đa dạng yếu tố địa lý các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.

STT Yếu tố địa lý Số lƣợng

loài Tỷ lệ %

*

1 Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ (13) 1 0,20 2 Yếu tố đặc hữu Việt Nam (16) 8 1,59 3 Yếu tố Đông Dương (17) 95 18,89 4 Yếu tố nam Trung Quốc (18) 64 12,72 5 Yếu tố Hải Nam – Đài Loan – Philippin (19) 13 2,58 6 Yếu tố Hymalaya (20) 2 0,40 7 Yếu tố Ấn Độ (21) 80 15,90 8 Yếu tố Malaixia (22) 13 2,58 9 Yếu tố Indonexia – Mailaixia (23) 4 0,80 10 Yếu tố Indonexia – Mailaixia – Úc đại dương (24) 3 0,60 11 Yếu tố Châu Á nhiệt đới (25) 111 22,07 12 Yếu tố cổ nhiệt đới (26) 6 1,19 13 Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới (27) 17 3,38 14 Yếu tố Đông Á (28) 17 3,38 15 Yếu tố châu Á (29) 26 5,17 16 Yếu tố ôn đới bắc (30) 1 0,20 17 Yếu tố phân bố rộng (31) 16 3,18 18 Yếu tố nội nhập và di cư hiện đại (32) 26 5,17 (*: Tỉ lệ % so với tổng số loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu)

Hình 3.5. Yếu tố địa lý các loài cây thuốc khu BTTN Tà Xùa, tỉnh Sơn La.

Từ bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy cây thuốc tại khu vực nghiên cứu thuộc 18 yếu tố địa lý khác nhau trong đó yếu tố đặc hữu Bắc bộ và yếu tố ôn đới bắc có số lượng loài ít nhất với 1 loài chiếm 0,20 % tổng số loài. Yếu tố châu Á nhiệt đới có số lượng các loài cây thuốc nhiều nhất với 111 loài với 22,07% tổng số cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên tà xùa, tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)