Tính giá thàn hở đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dầu nhờn pv oil​ (Trang 27)

2.4.2.1 Tính giá thành theo phương pháp liên hợp:

Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá thành của sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp hệ số để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

2.4.2.2 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng:

Phương pháp này được áp dụng ở đơn vị chuyên thực hiện gia công sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hay những sản phẩm theo yêu cầu đặc biệt, it được lặp lại. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phảm theo đơn đặt hàng.

2.4.2.3 Tính giá thành theo phương pháp phân bước:

Áp dụng cho các đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước trước sẽ là đối tượng chế biến của bước tiếp theo. Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước:

-Theo quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song:

+Áp dụng trong quy trình công nghệ gồm nhiều chi tiết bộ phận. Các chi tiết bộ phận của sản phẩm được sản xuất song song với nhau và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn lắp ráp.

+Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ.

+Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn.

-Theo quy trình công nghệ kiểu liên tục:

+Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến rõ rệt., sản phẩm được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm và chuyển sang chế biến ở giai đoạn tiếp theo.

+Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất hay phân xưởng.

+Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn (nếu có).

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU NHỜN PV OIL

3.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Dầu nhờn PV Oil:

3.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty:

3.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty:

-Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU NHỜN PV OIL

-Tên tiếng anh: PV OIL LUBE JOINT STOCK COMPANY (PV OIL LUBE)

-Logo:

-Trụ sở chính: 193/6A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

-Điện thoại: (+84 8) 39326232 – Fax: (+84 8) 39326248 -Email: pvoillube@lube.pvoil.vn

-Website: http://pvoillube.vn/

-Mã số thuế: 0103100084

-Vốn điều lệ của Công ty: 89.000.000.000 đồng (Tám mươi chín tỷ đồng). -Mã cổ phiếu: PVO

Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV OIL là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn có thương hiệu riêng (từ năm 1991).

Hiện nay, PV OIL LUBE là đơn vị duy nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PETROVIETNAM).

3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Lịch sử hình thành:

-Ngày 20/6/1991, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu mỏ khí đốt Việt Nam ra quyết định số 470/DK-TC thành lập Xí nghiệp Dầu mỡ nhờn VIDAMO trực thuộc Tổng công ty Dầu mỏ khí đốt Việt Nam.

-Năm 1992, xí nghiệp Dầu mỡ nhờn VIDAMO được Bộ Công nghiệp cho phép chuyển thành Công ty VIDAMO.

-Năm 1996, Công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, viết tắt là PV PDC được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai Công ty là Công ty lọc hóa dầu và Công ty dầu

mỡ nhờn VIDAMO do Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ra quyết định số 196/BT ngày 16/2/1996, khi này thương hiệu dầu mỡ nhờn là PETROVIETNAM-PDC. -Ngày 06/11/2008, Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra quyết định số

2774/QĐ-DKVN thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO.

-Ngày 28/04/2009, Công ty TNHH một thành viên Hóa dầu Dầu khí VIDAMO chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi “Công ty Cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO”.

-Tháng 3/2012, Công ty Cổ phần Hóa dầu Dầu khí VIDAMO đổi tên thành Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV Oil (PV OIL LUBE).

Quá trình phát triển của công ty:

-Năm 1991, Xí nghiệp dầu mỡ nhờn VIDAMO thành lập với một phân xưởng sản xuất dầu nhờn có công suất 1.000 tấn/năm, sản xuất dầu mỡ nhờn mang thương hiệu VIDAMO.

-Năm 1994 Công ty VIDAMO sản xuất Dầu nhờn tại hai phân xưởng có công suất 16.000 tấn/năm, sản xuất dầu nhờn có thương hiệu VIDAMO và sản xuất hầu hết các sản phẩm dầu nhờn theo đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

-Năm 1996 Công ty PVDC sản xuất Dầu nhờn thương hiệu PETROVIETNAM-PDC và sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài như SHELL, MOBIL, TOTAL trên ba phân xưởng có công suất 18.000 tấn/năm. Năm 2000 đến năm 2008, sản xuất dầu nhờn tại hai phân xưởng có công suất 26.000 tấn/năm.

-Tháng 12/2008, Công ty sản xuất dầu mỡ nhờn có thương hiệu PETROVIETNAM- VIDAMO.

-Tháng 3/2012, Công ty sản xuất dầu mỡ nhờn có thương hiệu PETROVIETNAM- PV OIL LUBE.

-Sản phẩm của công ty cung cấp cho thị trường cả nước, các khách hàng truyền thông của công ty là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực như: điện lực, than, khai khoáng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, dầu khí.

3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:

3.1.2.1Mục tiêu hoạt động của công ty:

Mục tiêu hoạt động của công ty:

-Tối đa hóa lợi nhuận;

-Tăng giá trị vốn góp của các cổ đông;

-Phát triển bềnvững, mở rộng thị phần trong thị trường dầu mỡ nhờn Việt Nam -Đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty:

-Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn, các chế phẩm bôi trơn chuyên dụng, các sản phẩm dung môi hóa chất, hóa dầu.

-Sản xuất và kinh doanh các thiết bị phục vụ lĩnh vực dầu mỡ bôi trơn công nghiệp và dân dụng.

-Tư vấn, cung cấp các giải pháp bôi trơn và dịch vụ kỹ thuật. -Đại lý kinh doanh xăng dầu bán buôn, bán lẻ.

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Từ năm 1991, PV OILLUBE đã không ngừng nỗ lực và đầu tư nghiên cứu một danh mục các sản phẩm đáp ứng hầu hết các nhu cầu sử dụng trong công nghiệp. Tất cả các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn PVOIL LUBE với các đặc tính và tính chất của chúng nhằm sử dụng hiệu quả trong công nghiệp được mô tả trong cuốn sổ tay dầu mỡ nhờn của công ty.

Công ty đã sản xuất trên 140 loại dầu mỡ nhờn bôi trơn, bao gồm các loại dầu động cơ, dầu công nghiệp, các loại dầu công nghiệp chuyên dụng như: dầu thủy lực, dầu truyền động, dầu bánh răng chịu cực áp, dầu phanh…

Sản phẩm do công ty sản xuất ra đã cung cấp cho thị trường cả nước. Các khách hàng truyền thông của công ty là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực như: điện lực, than, khai khoáng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, dầu khí.

3.1.2.3 Quy mô hoạt động của công ty:

Hiện nay, PV OIL LUBE có 4 chi nhánh và 2 nhà máy sản xuất:

- Chi nhánh miền Bắc: Lô 13 nhà M1, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

- Chi nhánh Vũng Tàu: Số 11, Đường Nguyễn Thái Học, phường 7, TP.Vũng Tàu

- Chi nhánh Hải Phòng: Số 1 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP. Hải Phòng

- Nhà máy Bình Chiểu: đường số 3, lô D, Khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

- Nhà máy Đông Hải: Số 1 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đông Hải, quân Hải An, TP. Hải Phòng.

3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:

3.2.1 Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý của công ty:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty)

BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KHỐI KINH DOANH CHI NHÁNH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN KHỐI SẢN XUẤT P. Tổ chức hành chính P. Kĩ thuật- An toàn P. Tài chính Kế toán P. Kế hoạch Đầu tƣ P. Kinh doanh đại lý P. Kinh doanh công nghiệp P. Kinh doanh xăng dầu Nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn Bình Chiểu Nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn Đông Hải Chi nhánh Miền Bắc Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Hải Phòng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông:

+ Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kêt thúc năm tài chính.

- Hội đồng quản trị:

+ Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông + Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cơ cấu tổ chức của công ty

+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm các cán bộ quản lý của công ty. - Ban kiểm soát:

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực trong công tác quản lý, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, trong bộ phận quản lý tài chính kế toán

+ Kiểm tra báo cáo tài chính trước khi trình lên Hội đồng quản trị

+ Kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.

- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng công ty.

+ Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, được giao đầy đủ các quyền hạn cần thiết để điều hành công việc hàng ngày của công ty, có các quyền và nghĩa vụ sau:

 Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị.

 Xây dựng, trình lên Hội đồng quản trị kế hoạch hoạt động, phát triển hàng năm.

 Khai thác các nguồn lực của công ty, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của công ty.

 Thực hiện kế hoạch kinh doanh đã được Hội đồng quản trị thông qua.

 Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật trước những sai phạm gây tổn thất cho công ty.

+ Phó Giám đốc và Kế toán tưởng: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công và ủy nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty; chịu

trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc, Hội đồng quản trị, cổ đông và pháp luật về các phần việc được phân công và ủy nhiệm.

- Phòng Tổ chức- Hành chính:

+ Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy và nhân sự cho phù hợp với sự phát triển của công ty.

+ Quản lý hồ sơ, lý lịch công nhân viên, giải quyết các thủ tục về tuyển dụng bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…

- Phòng Kế toán- Tài chính:

+ Tổ chức hạch toán về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kế hoạch công ty, báo cáo cổ đông hàng năm.

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu kế toán quản trị.

- Phòng Kế hoạch đầu tư:

+ Hoạch định mục tiêu, xây dựng, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong việc khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

+ Phối hợp phòng Kế toán- Tài chính khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty. Tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện dự án.

- Phòng Kỹ thuật- An toàn:

+ Tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực như: quản lý chất lượng nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất và kiềm soát đảm bào chất lượng sản phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kiến thức kỹ thuật dầu nhờn cho khách hàng; đảm bảo công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn công ty. + Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến kỹ thuật đối với các dự án, công trình đầu tư nâng cấp, phát triển nhà máy, kho chứa, cửa hàng xăng dầu.

- Phòng Kinh doanh đại lý:

+ Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc xây dựng phát triển mở rộng thị trường dầu nhờn bán lẻ

+ Lập kế hoạch xây dựng các hệ thống đại lý, nhà phân phối dầu mỡ nhờn bán lẻ của công ty, đề xuất các phương án kinh doanh phát triển dầu mỡ nhờn đại lý, nhà phân phối. + Thực hiện kinh doanh mở rộng thị trường cho các sản phẩm dầu mỡ nhờn cho các khách hàng đại lý, nhà phân phối của công ty trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu, triển khai, xây dựng các chính sách, chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm phát triển thương hiệu của công ty.

- Phòng Kinh doanh công nghiệp:

+ Tham mưu Ban Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, triển khai nghiên cứu, tìm kiếm, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn cho khách hàng công nghiệp, hộ tiêu thụ trực tiếp dầu mỡ nhờn trong và ngoài ngành Dầu khí.

+ Đề xuất các phương án kinh doanh thực hiện đấu thầu các mặt hàng dầu mỡ nhờn công nghiệp.

+ Nghiên cứu xây dựng các chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng. - Phòng Kinh doanh xăng dầu:

+ Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong hoạt động kinh doanh, triển khai nghiên cứu, tìm kiếm, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

+ Dịch vụ tổng hợp: Tìm kiếm, khai thác, xây dựng các phương án, cơ hội kinh doanh thương mại theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty.

- Các nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn:

+ Sản xuất, gia công pha chế dầu mỡ nhờn và các sản phẩm theo yêu cầu của công ty và khách hàng, theo các quy trình sản xuất và các quy trình có liên quan của công ty.

+ Thực hiện công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị phương tiện, tài sản khác của công ty đảm bảo hoạt động sản xuất được duy trì ổn định; thực hiện kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh lao động và các điều kiện làm việc.

- Các chi nhánh của công ty:

Chi nhánh được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị, là đơn vị trực thuộc của công ty và có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của công ty theo ủy quyền.

3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty: 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính)

Nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: điều hành công tác kế toán tại phòng kế toán tài chính, trực tiếp chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dầu nhờn pv oil​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)