5. Kết cấu đề tài
3.2.3 Giải pháp về sự tự chủ trong công việc
Dựa trên những phân tích về thực trạng của Việt Thương về sự tự chủ của nhân viên trong công việc ta thấy điểm mạnh của Việt Thương là đã có một bảng mô tả công việc cho từng bộ phận rõ ràng, nhiệm vụ, công việc của ai nấy làm, không phải đùn đẩy việc cho nhau, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa tốt, cần được cải thiện như tạo điều kiện cho nhân viên tham gia những quyết định liên quan đến công việc của họ, cho họ tự do sáng tạo và quyết định phương pháp thực hiện công việc kể cả công việc hành chính lẫn kỹ thuật. Công ty nghĩ rằng mình luôn khuyến khích nhân viên chủ động sáng tạo thì thật sai lầm, nhân viên không thể sáng tạo hay cảm thấy tự do khi lãnh đạo chỉ nói rằng bạn hãy thoải mái đóng góp ý kiến đi, bạn hãy tự quyết định, hãy linh hoạt trong công việc của mình. Lãnh đạo hãy tạo điều kiện, môi trường cho nhân viên sáng tạo bằng những hành động thực tế hơn là những lời nói suông.
Cụ thể, thay vì yêu cầu nhân viên phát biểu ý kiến trong buổi họp đầu tháng hay đưa ra những ý kiến trong công việc vào lúc đang căng thẳng như họp hành, thì hãy tập trung lắng nghe ý tưởng bộc phát của họ trong một chuyến đi dã ngoại của công ty hay trong những bữa ăn thân mật giữa sếp và tập thể nhân viên, khi mà tâm lý của họ thoải mái và không nghĩ gì đến việc sếp sẽ chấp nhận hay phản bác lại ý tưởng hay yêu cầu đó. Điều này khiến cho tâm lý nhân viên sẽ dễ dàng và có hứng thú trình bày chi tiết ý tưởng của mình hơn. Tổ chức những buổi họp mặt bên ngoài không gian công ty nhàm chán, đưa nhân viên đến một nơi mới, với không gian thoải mái như một phòng họp tại một khách sạn lớn, với tiện nghi đầy đủ, tạo cho nhân viên cảm giác công ty xem trọng nhân viên để từ đó tự bản thân họ muốn đóng góp cho công ty, đáp lại sự quan tâm của công ty.
Bên cạnh đó, có một cách để khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên là công ty xây dựng văn hóa sáng tạo cho nhân viên. Thay vì cho nhân viên trình bày bằng lời
nói hoặc trình bày trong các cuộc họp với thời gian ngắn, lãnh đạo xem xét đôi khi chưa kỹ có thể bỏ qua những dự án hay ý tưởng sáng tạo hay, công ty hãy bố trí những hộp như dạng hộp thư, những ý tưởng mới của nhân viên sẽ được trình bày cụ thể trong một bản báo cáo và sau đó gửi vào hòm thư đó. Những trưởng bộ phận hoặc lãnh đạo cùng với chuyên gia trong công ty có trách nhiệm xem xét những ý tưởng đó thật kỹ càng, lựa chọn những ý tưởng hay phương pháp thực hiện công việc hay, dự đoán có hiệu quả khi đưa vào thực hiện thực tế thì cho triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện, tiến hành đánh giá lại hiệu quả công việc, xem xét tính khả thi và hiệu quả của ý tưởng hay phương pháp mới đó. Nếu mang lại kết quả tốt hơn trong công việc hay năng suất công việc tăng nhờ thực hiện phương pháp mới đó, lãnh đạo hãy công khai tuyên dương nhân viên đề xuất ý tưởng hay phương pháp mới đồng thời có một khoản tiền thưởng phù hợp với lợi nhuận mà ý tưởng hay phương pháp mới mang lại, gắn liền lợi ích cá nhân với lợi ích của công ty. Nếu ý tưởng hay dự án đó chưa thật sự thành công hoặc thậm chí là thất bại, lãnh đạo nên gặp riêng nhân viên, cảm ơn về sự đóng góp, dù là không thành công thì cũng nên đưa ra một lời đánh giá về một mặt tốt nào đó của ý tưởng hoặc phương pháp và không quên động viên nhân viên tiếp tục nỗ lực đề xuất những ý tưởng hay hơn, việc này nên trao đổi riêng với nhân viên, tránh đưa ra tập thể để không khiến nhân viên cảm thấy tự ti về bản thân trước đồng nghiệp.
Cách đánh giá hiệu quả của việc triển khai phương pháp thực hiện công việc mới:
Nếu H >1 thì phương pháp thực hiện mới hiệu quả, tiến hành đưa vào thực
hiện chính thức
Nếu H<1 thì phương pháp mới thực hiện mới kém hiệu quả hơn, không đưa
vào thực hiện.
Nếu H=1 thì phương pháp thực hiện mới hiệu quả như phương pháp cũ, khuyến khích nhân viên thực hiện theo phương pháp mới để tạo sự mới mẻ hơn trong công việc, đồng thời tiến hành khen và tuyên dương nhân viên đã đóng góp ý tưởng.