phương chuyên tu Tịnh Độ và công đức xây dựng lần này
(năm Dân Quốc 21 - 1932)
Có được cuộc đất tối thắng thì mới hoằng dương được đạo tối thắng. Tạo dựng chuyện phi thường ắt phải đợi người phi thường. Tuy bỉ cực thái lai8 thuộc về vận trời, nhưng sửa cũ dựng mới thật sự phải nhờ vào con người thực hiện. Núi Linh Nham là cuộc đất thánh đạo tràng trời tạo đất dựng. Ngô Vương Phù Sai dựng cung Quán Oa nơi đây, chỉ chuộng dâm lạc, làm ô nhục núi này quá sức! Vì thế, xây xong cung điện chưa được bao lâu liền bị nước tan, mạng mất, đúng là nhân quả phù hợp nhau. Nếu ông ta lập đức thi thố lòng nhân noi theo phong cách cai trị tốt đẹp của tổ tiên là Thái Vương, Thái Bá, Trọng Ung đã lưu lại, ắt sẽ ngang ngửa với Văn Vương trên linh đài9, lúc sống được hưởng phước vòi vọi, khi mất để lại thanh danh vang dội, đâu đến nỗi quỳ gối xin được sống
8“Bỉ cực thái lai” nguyên gốc là “bỉ chung tắc thái”. Bỉ và Thái vốn là tên hai quẻ kép tương phản trong sáu mươi bốn quẻ của kinh Dịch. Quẻ Bỉ gồm quẻ Càn ở trên, quẻ Khôn ở tương phản trong sáu mươi bốn quẻ của kinh Dịch. Quẻ Bỉ gồm quẻ Càn ở trên, quẻ Khôn ở dưới ghép thành, hàm nghĩa: Dương khí bốc lên, Âm khí chìm xuống, Âm - Dương chẳng giao hội, vạn vật bế tắc. Do vậy, đây là quẻ xấu. Quẻ Thái thì Càn dưới, Khôn trên, nên Âm - Dương giao hội, vạn vật thông suốt, do vậy là quẻ tốt. Phần Hệ Từ giảng: “Bỉ chung tắc thái” (quẻ Bỉ kết thúc sẽ chuyển biến thành quẻ Thái), hàm nghĩa vận xấu đến cùng cực sẽ chuyển biến thành vận hanh thông, giống như hết Đông sẽ tới Xuân. Do ý nghĩa này, “bỉ chung tắc thái” được biến đổi thành “bỉ cực thái lai”.
9
Linh Đài: tên một cái đài do Văn Vương xây dựng được nhắc đến trong bài thơ Linh Đài thuộc thiên Đại Nhã của kinh Thi. Bài thơ này có nội dung ca ngợi đức hạnh của nhà vua, đoạn đầu bài thơ có câu: “Kinh thỉ linh đài, kinh chi, doanh chi, thứ dân công chi, bất nhật thành chi” (Vừa tính xây đài thiêng, tính toán, lo liệu, nhân dân góp công, chưa đầy một buổi, đài đã xây xong). Do vậy, “linh đài” được dùng như một từ ngữ để ca ngợi vị vua cai trị nhân dân bằng đức hạnh và lòng nhân từ, được nhân dân hết sức yêu mến.
cũng chẳng được, rốt cuộc che mặt tự vẫn10
, gây nhục lây cho tổ tiên ư? Do vậy biết kẻ không có đức cao trội mà có cuộc đất thù thắng, đâm ra lại là cái gốc họa! Nguyện những bậc quân tử đời sau đều lấy Phù Sai làm gương thì lợi ích ấy chẳng thể nào diễn tả được!
Đời Tấn, Tư Không Lục Ngoạn sống tại núi này, do nghe Phật pháp bèn biến nhà thành chùa, đấy chính là khởi đầu của đạo tràng Linh Nham vậy. Đến đời Lương lại càng được phát triển. Đến đời Đường lại càng thêm trùng hưng. Trong khoảng thời gian ấy, phần nhiều là do hình vẽ của Trí Tích Bồ Tát hiện thân, khơi gợi lòng tin tưởng, ngưỡng mộ của mọi người, khiến cho đạo tràng Linh Nham đứng đầu đất Ngô. Cung khuyết dâm lạc xưa kia nay trở thành cuộc đất thánh đạo tràng, cho thấy các pháp tùy duyên, hễ có người tài giỏi ắt cuộc đất sẽ linh ứng! Những vị Trụ Trì trong đời Tấn, đời Đường chẳng thể tra cứu được. Từ đời Tống cho đến đời Thanh, ngôi Trụ Trì đều do Giáo hải lão long, Thiền quật cự sư11, đức hạnh đáng làm bậc thầy gương mẫu cho cả trời lẫn người, đạo tiếp nối được huệ mạng của Phật, của Tổ. Đầu đời Thanh, sư Hoằng Trữ trụ nơi đây, mở mang giảng tòa rộng lớn, điện đường, liêu xá mới mẻ rạng ngời. Thánh Tổ, Cao Tông (Khang Hy, Càn Long) tuần du phương Nam đều nghỉ lại nơi đây, pháp môn hưng thịnh chói ngời xưa nay.
Năm Hàm Phong thứ 10 (1860), gặp cơn binh hỏa12
, cháy tiêu gần hết. Trong thời Đồng Trị, vị Tăng tên Niệm Thành được ông Bành Cung Bảo Ngọc Lân hộ trì những mong sẽ dần dần được phục hưng. Năm Quang Tự 18 (1892), vị Tăng tên Biến Ngọc đúc hồng chung, nhưng chưa xây lầu [chuông]. Năm Tuyên Thống thứ ba (1911), vị Tăng tên Đạo Minh do bị mất y [ca-sa] đánh lầm kẻ khả nghi, khiến cho dân chúng phẫn nộ, phải bỏ trốn. Chùa đã không có chủ, tất cả đồ đạc không còn được một vật nào, ruộng đất cũng bị mất mát chẳng ít. Vị hương thân vùng Mộc Độc là Nghiêm Lương Xán khải thỉnh hòa thượng Chân
10
Khi Việt Vương Câu Tiễn diệt nước Ngô, bắt sống Phù Sai. Phù Sai đã quỳ lạy, khóc lóc, van xin được sống sót làm nô lệ chăn ngựa giống như xưa kia Việt Vương Câu Tiễn bại trận đã phải xin làm nô lệ giữ ngựa cho Phù Sai. Khi bị Câu Tiễn ép tự sát, Phù Sai xõa tóc che mặt với ngụ ý không còn mặt mũi nào nhìn tổ tiên dưới suối vàng!
11“Rồng già nơi biển giáo, sư tử lớn nơi hang Thiền”, ý nói toàn là những bậc tông tượng lỗi lạc thuộc Giáo môn hay Thiền tông. lỗi lạc thuộc Giáo môn hay Thiền tông.
12
Tức loạn Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn khởi xướng. Quân Thái Bình Thiên Quốc đã đốt sạch, phá trụi các chùa miếu, đạo quán mỗi khi chúng chiếm được một địa phương nào!
Đạt13
làm Trụ Trì. Cụ Chân bèn sai học trò là Minh Hú thay mặt trông coi, trước hết dựng lầu chuông.
Đến năm Dân Quốc 15 (1926), đất Ngạc (tỉnh Hồ Bắc) loạn lạc, pháp sư Giới Trần và học trò xuống miền Nam, cụ Chân liền đem Linh Nham giao cho, biến thành đạo tràng thập phương chuyên tu Tịnh nghiệp vĩnh viễn. Nhất loạt chẳng giảng kinh, truyền giới, truyền pháp, thâu nhận đồ đệ, làm chuyện kinh sám thù tạc, [chỉ] quanh năm niệm Phật, chương trình giống như phổ thông Phật thất. Huê lợi ruộng đất chỉ thâu được tám chín trăm đồng, hạn định số người sống ở đây là hai mươi vị, nếu chi phí không đủ, cụ Chân sẽ bù đắp, [chứ Linh Nham] cũng chẳng mộ duyên. Năm Dân Quốc 17 (1928), thầy Giới đặc biệt sang Phổ Đà, cầu cụ Chân dựng thêm phòng ốc, lấy năm sáu ngàn đồng làm chuẩn, cụ Chân bằng lòng. Thầy ấy trở về núi, liền rời chùa, đi sang Vân Nam, ấy là để tránh nỗi phiền phức do xây dựng. Do vậy, mọi việc trong chùa giao cho pháp sư Từ Châu14
.
13
Tuy hòa thượng Chân Đạt đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời hoằng pháp và là người nỗ lực thực hiện tông chỉ chuyên tu Tịnh nghiệp của tổ Ấn Quang, hầu như không thấy có tài liệu nào ghi chép chi tiết về tiểu sử của hòa thượng. Dựa theo những ghi chép của môn nhân Tổ Ấn Quang, chúng ta chỉ biết hòa thượng Chân Đạt vốn xuất thân từ Tam Thánh Đường tại Phổ Đà Sơn, do thường bế quan nên chưa hề gặp mặt tổ Ấn Quang. Sau khi bộ Văn Sao được lưu hành, hòa thượng rất ngưỡng mộ tổ Ấn Quang, nhưng lúc đó hòa thượng đã sang Thượng Hải nên chưa gặp Tổ được! Đến mùa Xuân năm Dân Quốc 15 (1926), ông Cao Hạc Niên từ núi Bôi Độ trở về Ninh Ba, ước hẹn với tổ Ấn Quang sẽ cùng nhau đến Thượng Hải lo việc in sách. Hòa thượng Chân Đạt biết tin liền dặn ông Cao đưa tổ Ấn Quang đến nghỉ ngơi tại chùa Thái Bình là Hạ Viện của Tam Thánh Đường tại Thượng Hải; do vậy, hai vị mới được gặp mặt nhau và nhanh chóng trở thành bạn thiết. Từ đấy về sau, mỗi dịp cần sang Thượng Hải, tổ Ấn Quang thường đến ở tại một gian phòng dành riêng cho Ngài trong chùa Thái Bình. Hòa thượng Chân Đạt chẳng tiếc sức hỗ trợ tổ Ấn Quang trong công cuộc hoằng pháp. Khi Tổ muốn tránh phiền nhiễu do bị các nơi gởi thư hỏi han quá nhiều, tính đi sang Hương Cảng để bế quan, hòa thượng Chân Đạt đã tha thiết mời Tổ về bế quan tại chùa Báo Quốc do hòa thượng quản nhiệm cũng như tận lực ủng hộ tổ Ấn Quang trong công cuộc biến Linh Nham Sơn Tự thành thập phương đạo tràng chuyên tu Tịnh nghiệp. Cảm kích trước thịnh tình của hòa thượng Chân Đạt, trong những thư từ trao đổi, Tổ luôn gọi hòa thượng Chân Đạt là “huynh” tuy tuổi tác lẫn pháp lạp của Tổ đều cao hơn hòa thượng Chân Đạt. Khi Tổ Ấn Quang viên tịch, chính hòa thượng Chân Đạt đã đứng ra dựng tháp, chủ trì lễ trà-tỳ và tuyên pháp ngữ trước khi châm lửa.
14
Từ Châu (1877-1957)là người huyện Tùy, tỉnh Hồ Bắc, pháp danh là Phổ Hải. Từ bé đã theo cha học Phật. Đến năm 33 tuổi, vợ chồng đồng lòng xuất gia. Không lâu sau, Sư thọ Cụ Túc Giới nơi chùa Quy Nguyên tại Hán Dương, từng theo hầu dưới tòa pháp sư Nguyệt Hà là một vị đại đức thuộc tông Hoa Nghiêm. Sư thường giảng kinh Hoa Nghiêm, xiển dương giới luật, hoằng hóa rất sâu rộng, trì luật rất nghiêm, kiêm tu Tịnh Độ lẫn pháp giới quán. Tuy thông hiểu Hoa Nghiêm sâu xa, trong khi thuyết pháp, Sư vẫn dùng những lời lẽ giản dị,
Thầy Từ Châu khí lực yếu ớt, không chịu đựng được khổ nhọc, liền mấy lượt sang Hán Khẩu giảng kinh. Mùa Hạ năm ngoái lại nhận lời mời của Cổ Sơn, chẳng từ tạ, bỏ đi. Hai ba năm gần đây, đàn-việt15 nhiều người biết đến đạo phong của Linh Nham, có người muốn cầu siêu cho tiên vong, chúc thọ cho cha mẹ, xin đả thất. Số người ở lại đã trên bốn mươi vị, phòng ốc chẳng chứa nổi, lại thêm hẹp nhỏ, trời mùa Hè rất nóng. Nay dựng năm gian lầu cao, phía dưới làm Niệm Phật Đường, rộng rãi mát mẻ. Ngoài ra lại dựng thêm hơn ba mươi gian nữa, chi phí ước chừng hơn năm vạn đồng. Cụ Chân bỏ ra hơn hai vạn hai ngàn đồng, khoản còn lại [góp] từ số tiền chi dùng của Thường Trụ còn dư và do đàn-việt vui vẻ giúp sức. Nay đã hoàn thành, thầy Diệu Chân làm Đương Gia Sư. Do hai lần xây dựng, cụ Chân bỏ ra gần ba vạn, lần này cụ cũng đứng ra xướng suất, công đức ấy và việc biến [ngôi chùa] này thành đạo tràng thập phương đều đáng nên lập bia, [do vậy, tăng chúng Linh Nham] thỉnh tôi lược thuật chuyện ấy để ghi chép công đức hòng bảo với mai sau; vì thế, bất đắc dĩ chẳng thể từ tạ chuyện viết lách được! Thuở ban đầu đã lập năm điều quy ước:
1) Trụ Trì bất luận thuộc tông phái nào, chỉ cần lấy chuẩn mức là
“tin tưởng Tịnh Độ sâu xa, giới hạnh tinh nghiêm”. Chỉ truyền hiền, chẳng truyền pháp để dứt thói tệ pháp quyến riêng tư.
2) Trụ Trì chỉ luận thứ số, chẳng luận theo thế hệ để bậc cao đức khỏi bị đứng sau kẻ đức hạnh tầm thường.
3) Chẳng truyền giới, chẳng giảng kinh để khỏi chèo kéo, xáo động, gây nhiễu loạn chánh niệm. Trong chùa tuy hằng ngày thường giảng nhưng chẳng lôi kéo người ngoài đến nghe.
4) Chuyên nhất niệm Phật, ngoại trừ đả Phật thất ra, nhất loạt chẳng làm hết thảy các Phật sự mang tính cách thù tạc.
5) Bất luận là ai, chẳng được ở trong chùa mà thâu nhận đồ đệ xuất gia.
chẳng bàn đến những lý lẽ cao siêu khó hiểu, mà chỉ chú trọng vào những điểm cốt lõi, thực tiễn. Sư chuyên giảng Hoa Nghiêm, Viên Giác, Khởi Tín Luận, Tứ Phần Luật v.v… Năm 1920, Sư sáng lập Hoa Nghiêm đại học, Minh Giáo học viện để đào tạo tăng tài. Nhận lời mời của hòa thượng Hư Vân, Sư sáng lập Pháp Giới Học Viện tại chùa Pháp Hải ở Phước Kiến, về sau trường được dời sang chùa Tịnh Liên ở Bắc Kinh. Sư thị tịch tại An Dưỡng Tinh Xá, còn để lại những tác phẩm như Tỳ Ni Tác Trì Yếu Lục, Bồ Tát Giới Bổn Sớ, Đại Thừa Khởi Tín Luận Thuật Ký, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Thân Văn Ký v.v… Những trước tác của Sư đã được biên tập thành bộ Từ Châu Đại Sư Pháp Vựng.
15
Ai phạm một điều nào trong năm điều sẽ lập tức ra khỏi chùa. Đại sư Tử Bách đời Minh một đời xây dựng hơn mười ngôi đại tùng lâm, nhưng chẳng làm Phương Trượng, chẳng thâu nhận đồ đệ, hễ xong việc liền bỏ đi, gác bỏ mọi việc. Đại sư Diệu Phong phàm những công trình chùa, tháp, cầu cống, đường sá người khác chẳng thể lo liệu được, thỉnh Sư trông nom, hễ qua tay Sư đều thành công, hoàn tất xong liền cáo từ. Trong lúc đang tu bổ hay xây dựng, có khi Sư sai học trò thay mình lo liệu, công trình hoàn thành, trọn chẳng để lại đó một người nào của chính mình cả! Tấm lòng Sư chánh đại quang minh, mấy trăm năm sau còn nghe tiếng, khiến cho mọi người khâm phục khôn nguôi, đáng được vua tôi cung kính, long thiên ủng hộ, lúc sống tiếng tăm vang dội, lúc mất chứng thánh quả. Người đời nay phần nhiều âm mưu cướp đoạt đạo tràng của người khác, ai chịu đem những gì mình đã có nhường cho người khác?
Cụ Chân khẳng khái làm như vậy, tuy đạo còn kém xa Tử Bách, Diệu Phong, nhưng tấm lòng sáng ngời không riêng tư cũng gần bằng các vị ấy, thật đáng khâm phục! Nguyện những người làm Trụ Trì và giữ chức trách trong nhà chùa, cũng như những người nhập chúng tu trì đều cùng giữ tấm lòng đại công vô tư, chuyên tinh tu tập, ngõ hầu chẳng phụ ân Phật đã nói ra pháp môn Tịnh Độ hoành siêu và lịch đại tổ tông hoằng pháp, ân cụ Chân Đạt tạo dựng cũng như một phen yêu thương, siêng năng nhọc nhằn lo toan sâu đậm của thầy Diệu Chân.