Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 111)

5. Bố cục luận văn

4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng

Trƣớc thực trạng chất lƣợng tín dụng tại MB Việt Trì đã đƣợc đề cập và phân tích, để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại MB Việt Trì nói riêng và hệ thống NHTM nói chung không phải chỉ xuất phát từ bản thân mỗi ngân hàng

mà còn cần có sự tham gia của Chính phủ và NHNN, qua đó phát hiện kịp thời những thiếu sót trong cơ chế chính sách, trong chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng để có những biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lƣợng các hoạt động tín dụng. Có nhƣ vậy, Nhà nƣớc mới bảo toàn và phát triển tài sản quốc gia, hệ thống ngân hàng mới phát triển bền vững, từ đó là cơ sở để tạo sân chơi bình đẳng, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng đồng thời tạo đƣợc sự tin tƣởng của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế.

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nƣớc cần tạo hành lang pháp lý phù hợp: cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để có những chỉnh sửa kịp thời, tiếp tục xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới nhƣ bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính… hƣớng đến môi trƣờng pháp luật minh bạch, thông thoáng, ổn định, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trƣờng hoạt động có hiệu quả.

Duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô: Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng là môi trƣờng kinh tế không ổn định. Chính vì thế Nhà nƣớc cần có những chính sách, biện pháp nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kiểm soát tỷ giá… tạo môi trƣờng ổn định để thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đồng thời tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh.

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cho hoạt động tín dụng

Các văn bản này gồm: Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Thông tƣ của NHNN để hƣớng dẫn thi hành về hai luật ngân hàng: Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh những văn bản này

phải đƣợc xây dựng với tinh thần khẩn trƣơng, chất lƣợng vừa phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, cừ đảm bảo yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ vƣớng mắc, giảm bớt thủ tục phiền hà không cần thiết nhƣng phải đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động tín dụng.

Cùng với việc hoàn chỉnh các văn bản trên thì cần sửa đổi, bổ sung các văn bản hƣớng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu nợ cho các tổ chức tín dụng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng

Thông tin khách hàng là một vấn đề quan trọng khi ra quyết định cho vay. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN ra đời đã bƣớc đầu cung cấp cho NHTM các thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh hệ số an toàn vốn, qua hệ thống tín dụng của khách hàng với các NHTM và doanh nghiệp khác. Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện đƣợc tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác tín dụng. Tuy nhiên, do còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên CIC phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin mà CIC thu thập thƣờng không kịp thời, độ tin cậy không cao, đa phần chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy trong thời gian tới, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC thông qua việc sắp xếp, phân loại thông tin để có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách đúng nhất, nhanh nhất. Bên cạnh đó các ngân hàng thành viên cũng cần thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp đầy đủ số liệu về số dƣ tiền gửi, tiền vay của khách hàng và những biến động chúng cho CIC.

Cần kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM

Việc thanh tra kiểm tra giám sát của NHNN đối với các ngân hàng nói chung, NHTM nói riêng trong thời gian gần đây đã sâu sát hơn nhƣng vẫn

chƣa phát huy hết đƣợc vai trò vốn có của nó. Nhiều trƣờng hợp vi phạm do không đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời đã gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hoang mang trong dân chúng, làm giảm uy tín của ngành ngân hàng. Vì vậy NHNN cần xây dựng hệ thống giám sát tài chính ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đồng thời cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ Sở đầu tƣ, Sở tƣ pháp, Sở tài chính, Tòa án, Công an, Viện kiểm soát… thành lập Ban kiểm tra đánh giá toàn bộ các khoản tín dụng của NHTM nhằm giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là mở cửa hệ thống ngân hàng. Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng nƣớc ngoài có kinh nghiệm, với điều kiện tài chính. Đồng thời bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Điều này khiến cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, là một lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ, hiện đại để điều chỉnh các hành vi cạnh trang rất đa dạng, liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.

4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội

Đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục triển khai công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đồng bộ với chiến lƣợc phát triển, đây là một công việc cần thực hiện khẩn trƣơng do chỉ có hiện đại hóa, đồng bộ máy móc thiết bị văn phòng thì chất lƣợng phục vụ khách hàng mới có thể nhanh chóng, quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận sẽ giảm tối đa thời gian giao dịch của khách hàng. Tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng nói chung.

Cơ chế chính sách: Đề nghị xem xét về việc nâng mức phán quyết để tạo sự cạnh tranh trên địa bàn, các quỹ hỗ trợ tín dụng có chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh để đảm bảo hoạt động thuận lợi cho cán bộ quản lý tín dụng chuyên trách tại hội sở nên hàng tháng thực địa tại Chi nhánh để nắm bắt địa bàn, phối hợp với Chi nhánh đƣa ra chính sách tín dụng, cùng Chi nhánh xây dựng phát triển chiến lƣợc kinh doanh theo định hƣớng của Ngân hàng Quân đội. Đề nghị ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính cho cơ chế cụ thể để thu hút vốn không kỳ hạn rẻ và hiệu quả trong kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với Ngân hàng thƣơng mại nói riêng, trong đó có Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì. Do vậy để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại khác cần nỗ lực không ngừng để nâng cao vị thế của mình bằng cách tự đổi mới, tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng...nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.

Chất lƣợng hoạt động tín dụng đang là một vấn đề cấp thiết, đƣợc quan tâm hàng đầu tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì nói riêng. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng là một yêu cầu cần thiết đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay với diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sức ép cạnh tranh lại càng gay gắt hơn do sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân hàng nƣớc ngoài và các ngân hàng cổ phần có năng lực và công nghệ tiên tiến.

Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi Nhánh Việt Trì” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng, đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng và chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì đã có những

bƣớc phát triển tích cực theo định hƣớng khách hàng, thay đổi mô hình tín dụng mới và áp dụng công nghệ dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, nhƣng các sản phẩm tín dụng vẫn còn đơn điệu, chƣa đa dạng, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng cho thấy chứa đựng nhiều rủi ro nhƣ nợ xấu có xu hƣớng gia tăng, các khoản lãi chƣa thu đƣợc ngày càng cao, danh mục đầu tƣ tập trung vào các khách hàng lớn…

- Luận văn đã nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì.

Tóm lại, việc phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì để có những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì, khẳng định đƣợc vị thế là ngân hàng hàng đầu tại địa bàn và khu vực. Kết quả nghiên cứu sẽ là tƣ liệu có ích để Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì xây dƣ̣ng các cơ chế phù hợp để trong công tác quản lý ch ất lƣợng tín dụng.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lƣợng tín dụng luôn phải quan tâm cho phù hợp với biến động của nền kinh tế; mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhƣng trong phạm vi của mô ̣t bản luâ ̣n văn sẽ không th ể đề cập hết và không tránh khỏi nhƣ̃ng thiếu sót , hạn chế, Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài và là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu trong quá trình học tập và nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nƣớc, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng 4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), “Các giải pháp điều hành chính

sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013”, Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 của

Ngân hàng Nhà nước.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

6. Ngân hàng TMCP Quân đội (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt trì (2012, 2013, 2014,

2015), Báo cáo kết quả kinh doanh.

8. Lƣu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. NHNN tỉnh Phú Thọ (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động. 10. NHNN tỉnh Phú Thọ (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo hoạt động

tín dụng.

11. NHNN tỉnh Phú Thọ (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo hoạt động

thanh tra tại MB chi nhánh Việt trì.

12. NHNN tỉnh Phú Thọ, Báo cáo kết quả đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2015.

13. “Những rủi ro từ việc nhận thế chấp Bất động sản và giải pháp phòng ngừa trong hệ thống Ngân hàng Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số

15/2009.

14. PETE S.ROSE, Giáo trình quản trị NH, Nhà xuất bản tài chính.

15. Nguyễn Thi Mùi (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại 2005, Học

viện Tài chính.

16. Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức

tín dụng (2004).

17. Quy trình cấp tín dụng ngân hàng Công thƣơng qua các năm. 18. Quy trình cấp tín dụng VIB qua các năm.

19. “Tìm nguyên nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số

20/2011. 20. Website:

- Website NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn - Website Ngân hàng Quân đội: http://www.mbbank.com.vn - Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn - Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)