Các biện pháp phòng ngừa, xử lý các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 106 - 109)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng

4.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, xử lý các khoản nợ quá hạn

Cán bộ tín dụng phối hợp với các bộ phận tiến hành bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, đến thời hạn chi trả món vay, phải nhanh chóng đốc thúc thu hồi nợ từ trƣớc thời gian đó và báo cho khách hàng để khách hàng có hƣớng quay vòng vốn, tránh trƣờng hợp khách hàng không nắm đƣợc lịch trả nợ của mình gây tình trạng bị động ảnh hƣởng đến nhu cầu về vốn.

Đối với hoạt động phân tích và xử lý nợ quá hạn thì tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cũng nhƣ tìm cách để ngân hàng thu hồi nguồn vốn. Nếu sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ mà khách hàng vẫn chƣa trả đƣợc nợ thì nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ pháp lý để truy tố pháp luật, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

- Các biện pháp ngăn ngừa các khoản vay dẫn đến nợ quá hạn:

Trong số các khoản cho vay đôi khi ngân hàng gặp phải một số khoản cho vay có rủi ro thất thoát lớn hơn dự đoán ban đầu, hoặc rủi ro lớn hơn mức mà chi nhánh chấp nhận đƣợc, khoản cho vay loại này trở thành một khoản cho vay có vấn đề. Muốn tránh những tổn thất bất hợp lý thì cán bộ tín dụng phải xác định đƣợc ngay lập tức khi các khoản vay có vấn đề, nếu không tình hình sẽ trở nên xấu hơn tới mức không còn có giải pháp nào khác ngoài việc chấp nhận lỗ hoặc mất. Nếu có thể thực hiện đƣợc các biện pháp sửa chữa thích hợp thì nguyên nhân, mức độ của vấn đề cũng phải đƣợc xác định và giải quyết.

Đối với những khoản vay dẫn đến nợ quá hạn mà nguyên nhân chính của nó là do những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng nhƣ thời tiết, thiên tai, bệnh tật, chết chóc hoặc nguyên nhân chủ quan có thể sửa chữa đƣợc thì ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau: Gia tăng khối lƣợng khoản cho vay đối với các khách hàng có phƣơng án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi mà cả Ngân hàng và khách hàng cùng nỗ lực vực doanh nghiệp đi lên, nếu không sự gia tăng các khoản cho vay của Ngân hàng càng làm cho món nợ của khách hàng mất khả năng thanh toán và khi đó rủi ro của ngân hàng ngày càng lớn.

+ Ngân hàng có thể kêu gọi ngƣời bảo lãnh cho Doanh nghiệp đó nhƣ các cổ động viên chủ chốt, ngƣời cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài ngƣời cho vay dài hạn.

+ Đề nghị ngƣời vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cƣờng vốn kinh cho doanh.

+ Cán bộ Ngân hàng có thể tƣ vấn cho khách hàng trong việc tìm ra chiến lƣợc kinh doanh mới. Việc làm này không chỉ giúp cho khách hàng có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn thắt chặt sự thân thiết trong quan hệ ngân hàng - khách hàng.

Đối với những khoản vay dẫn tới nợ quá hạn mà nguyên nhân ở đây là chủ quan không sửa chữa đƣợc mang tính chất lừa đảo nhƣ: doanh nghiệp cung cấp sai về tình hình tài chính, mục đích khoản vay và khả năng hoàn trả của mình nhằm rút vốn của chi nhánh thì chi nhánh phải ngay lập tức dừng lại các khoản vay đó, tiến hành thu nợ trƣớc thời hạn ngay để tránh những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.

- Xử lý các khoản nợ quá hạn:

Đối với các khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhƣng không có tác dụng vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, khi đó chi nhánh cần thực hiện các biện pháp nhƣ:

+ Giúp doanh nghiệp thu hồi các khoản công nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng.

+ Ngân hàng phải đề nghị ngƣời vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán nốt tài sản có giá trị, giảm lƣợng hàng tồn kho, thanh lý bớt tài sản không sử dụng...

+ Thanh lý để xử lý các khoản nợ cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý đƣợc thực hiện khi ngƣời đi vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính là vô vọng.

+ Nếu là các khoản cho vay có thế chấp hoặc đảm bảo, ngân hàng cùng chuyên gia tƣ vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.

+ Nếu các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn nhƣ bán tài sản của ngƣời vay. Nếu ngƣời vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá hoặc ngƣời vay phải thụ án dân sự.

Việc áp dụng phƣơng pháp nào là phụ thuộc vào từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, khả năng chi trả của khách hàng; thái độ của khách hàng đối với các khoản đi vay; thái độ của các chủ nợ; các chi phí cho việc thu hồi nợ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh việt trì (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)