Giải pháp nhằm giảm chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần địa ốc cáp điện thịnh phát​ (Trang 57 - 61)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.2.2 Giải pháp nhằm giảm chi phí

3.2.2.1 Giải pháp: Cắt giảm chi phí hiệu quả. 3.2.2.1.1 Cơ sở của giải pháp

Hiện nay, với tình hình lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong các mặt: sản xuất, chi trả lƣơng, quảng bá tiếp thị... Để giải quyết những khó khăn trên, cắt giảm chi phí là một phƣơng án mà các doanh nghiệp cần tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm nhƣ thế nào để không ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, sự tăng trƣởng và vị thế của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản.

Công ty Cổ phần Địa ốc – Cáp điện Thịnh Phát có tốc độ tăng trƣởng chí phí cao, cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống. Để tăng lợi nhuận công ty cần phải cắt giảm chi phí một cách hợp lý. Vì vậy, công ty cần phân loại đúng các chi phí để cắt giảm cho hiệu quả, phân tích tỉ trọng để đánh đúng vào trọng tâm.

Công ty nên kết hợp đồng thời 2 cách quản lý chi phí: một là, cắt giảm mọi chi phí vừa không cần thiết vừa không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ ở mỗi công đoạn sản xuất chế biến; hai là tăng khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ làm ra để giảm giá thành trên từng đơn vị sản phẩm dịch vụ.

Đi cùng với việc cắt giảm chi phí thì công ty cần phải tập trung đầu tƣ vào những điểm mạnh của công ty giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

3.2.2.1.2 Điều kiện thực hiện

- Công ty phải xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Cắt giảm chi phí theo những phƣơng thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của công ty.

- Sử dụng các mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hƣớng tăng trƣởng bền vững.

- Công ty chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lƣợc kinh doanh cụ thể. Một mặt, công ty cần đặt ra những mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trƣởng, nhƣng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu đƣợc từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có đƣợc từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.

- Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Việc thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức hiệu quả luôn là những điều kiện tiên quyết cho hoạt động cắt giảm chi phí hiệu quả nhất.

- Việc cắt giảm các chi phí nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự tăng trƣởng phải có sự thích hợp giữa những chỉ đạo “từ trên xuống dƣới” và các đề xuất “từ dƣới lên trên”.

3.2.2.1.3 Kết quả đạt đƣợc

- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho quản lý cấp trung. - Tăng năng suất lao động.

- Đảm bảo đƣợc chất lƣợng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng. - Giảm chi phí => Tăng lợi nhuận.

3.2.2.2 Giải pháp: Nâng cao năng suất lao động. 3.2.2.2.1 Cơ sở của giải pháp

- Theo báo cáo toàn cầu “Thế giới việc làm 2014” do Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) công bố và nhận định của Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO thì “suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam”. Đặc biệt theo các số liệu điều tra về việc làm thì “năng suất của lao động Việt Nam” thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nƣớc ở ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan”. Để có thể phát triển và cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế thì Việt Nam nói chung hay các doanh nghiệp trong nƣớc phải có những giải pháp thiết thức cho việc nâng cao năng suất lao động trong các hoạt động sản xuất nhằm tạo lợi thế cho việc cạnh tranh trong môi trƣờng ngày càng gay gắt nhƣ thế này.

- Công ty Cổ phần Địa ốc - Cáp điện Thịnh Phát là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam, với việc các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng mà năng suất lao động vẫn nhƣ cũ là việc hết sức quan trọng đòi hỏi công ty nên có những giải pháp hiệu quả cho việc tăng năng suất lao động, giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích gia tăng lợi nhuận cho công ty.

- Vậy đâu là những nguyên nhân đẫn đến năng suất lao động của công ty không có những tiến triển thuận lợi? Sau đây là một số nguyên nhân:

+ Đa số nhân viên, lao động làm việc nhƣng họ không thấy vui hay chán đời, công việc không phù hợp với chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là lòng đam mê của họ, nhiều khi họ làm công việc mà họ không yêu thích; môi trƣờng làm việc thiếu thân thiện, chuyên nghiệp và hợp tác, thiếu tôn trọng, không ghi nhận thành tích và đặc biệt là họ không nhìn thấy con đƣờng phát triển ở phía trƣớc,... điều đó dẫn đến năng suất làm việc không đƣợc cao.

+ Công ty còn chƣa nghiên cứu và áp dụng đƣợc các phƣơng pháp quản trị hiệu quả, công ty áp dụng phƣơng pháp quản trị theo “cảm tính” đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý và năng suất lao động của nhân viên. Nhà quản lý nên xây dựng đƣợc một hệ thống quản trị phù hợp, không cho nhân viên nhìn thấy đƣợc con

đƣờng nào mà họ phải đi, công việc gì mà họ phải làm, họ làm nhƣ thế nào là đạt, … đặc biệt khi họ làm đạt thì họ sẽ đƣợc gì ?

+ Công ty còn chƣa chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, nhân viên làm việc ở vị trí đó mà không biết rõ về yêu cầu công việc, tiêu chuẩn cần đạt, từ đó cứ làm đến đâu hay đến đó, làm việc mà thiếu sự chủ động và sáng tạo trong công việc, chƣa hiểu nghề và thiếu gắn bó.

+ Công tác nghiên cứu để cải tiến bộ máy quản lý, quy trình, máy móc thiết bị còn chƣa đƣợc chú trọng lắm, công ty đang áp dụng và khai thác nguồn lực hiện có và ngày một xuống cấp do trãi qua quá trình hoạt động và vận hành. Nó đã đi sâu vào thói quen của nhân viên và lối mòn trong quản lý. Những con số khiêm tốn đo lƣờng về năng suất và chất lƣợng đã quá quen thuộc và không thể thay đổi trong tâm thức của tập thể lao động. Việc này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất lao động.

- Để có thể nâng cao năng suất lao động công ty cần đƣa ra các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết tốt vấn đề này đem lại hiệu quả cũng nhƣ giảm đi các khoản chi phí và gia tăng lợi nhuận cho công ty.

3.2.2.2.2 Điều kiện thực hiện

- Phân công công việc phù hợp với từng nhân viên: việc phân công công việc phải phù hợp với chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt làm đúng việc mà họ thích thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Bên cạnh đó những ngƣời quản lý cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên, kịp thời động viên và dẫn dắt họ yên tâm vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.

- Phân công công việc phù hợp với từng nhân viên: việc phân công công việc phải phù hợp với chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt làm đúng việc mà họ thích thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Bên cạnh đó những ngƣời quản lý cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên, kịp thời động viên và dẫn dắt họ yên tâm vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.

- Áp dụng phƣơng pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên: việc áp dụng phƣơng pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên vào trong công ty sẽ là đòn bẩy lớn nhất trong việc nâng cao năng suất lao động của

nhân viên, bởi vì khi áp dụng phƣơng pháp này thì sẽ tạo cho nhân viên từ thế bị động sang thế chủ động đó là suy nghĩ, hoạch định những công việc mà mỗi nhân viên sẽ làm trong một khoảng thời gian cụ thể, các biện pháp để thực hiện, kết quả cần đạt đƣợc, thời gian cần hoàn thành, … (Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART) từ đó giúp mỗi nhân viên có sự chuẩn bị tốt hơn, quan tâm hơn, lo lắng hơn trong việc thực hiện mục tiêu công việc của họ.

- Trả lƣơng và các chế độ đãi ngộ đảm bảo cạnh tranh và công bằng: nhằm đảm bảo việc trả lƣơng và các chế độ đãi ngộ đáp ứng nguyên tắc cạnh tranh và công bằng.

- Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nhân viên.

- Thƣờng xuyên nghiên cứu để cải tiến bộ máy quản lý, quy trình làm việc, máy móc thiết bị.

3.2.2.2.3 Kết quả đạt đƣợc

- Nâng cao năng suất lao động.

- Giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết,các khoản chi phí phát sinh do năng suất lao động thấp.

- Có đƣợc đội ngũ nhân viên, lao động có kinh nghiệm và làm việc hiệu quả. - Tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh.

- Kích thích khả năng làm việc tốt của nhân viên, lao động. - Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao.

- Hạ giá thành sản phẩm => Giảm chi phí => Tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần địa ốc cáp điện thịnh phát​ (Trang 57 - 61)