Chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26 - 28)

2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

- Tuổi khi vào viện: là tuổi tính theo ngày sinh từ lúc đẻ đến lúc vào viện .

- Tuổi thai: sơ sinh đủ tháng, non tháng.

- Cân nặng: Từ 2500gam trở lên là bình thường, từ 1500gam đến dưới 2500gam là nhẹ cân; từ 1000gam đến dưới 1500gam là rất nhẹ cân [13].

- Giới tính: nam, nữ

- Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch. Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn khác) [1], [7], [13].

- Các triệu chứng lâm sàng chính: + Tinh thần

+ Dấu hiệu mất nước + Thân nhiệt

+ Hô hấp + Nhịp tim + Tiêu hóa

- Các đặc điểm cận lâm sàng chính: + Công thức máu

+ Sinh hóa máu + Điện giải đồ + SpO2 .

+ Xquang ngực thẳng

- Các chế phẩm nuôi dưỡng: bao gồm các chế phẩm của protid (các axit amin thiết yếu và không thiết yếu), glucid, lipid, vitamin, các yếu tố vi lượng và chất điện giải: Na+, K+, Ca+…

- Cách nuôi dưỡng: có hai cách nuôi dưỡng tĩnh mạch là nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung.

- Đường truyền dịch:

+ Đường tĩnh mạch ngoại vi + Đường tĩnh mạch trung tâm

- Lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị ml/ngày. - Thời điểm nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị tính ngày. - Thời gian dùng dịch nuôi dưỡng (ngày).

- Thời gian nằm viện (ngày).

2.2.3.2. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

- Năng lượng trung bình chung được cung cấp: là năng lượng trung bình bệnh nhân nhận được trong quá trình nuôi dưỡng, tính từ tổng năng lượng các thành phần dinh dưỡng (glucose, protid, lipid) cung cấp so với nhu cầu cần thiết theo từng đối tượng non tháng và đủ tháng.

- Kết quả dùng dịch (đánh giá sau khi ngừng nuôi dưỡng tĩnh mạch): dựa vào kết quả tăng cân của bệnh nhân và sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm sau nuôi dưỡng tĩnh mạch so với trước khi nuôi dưỡng tĩnh mạch. + Tăng cân: Dựa vào sự tăng cân nặng của bệnh nhân sau khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng. Tiêu chuẩn tăng cân trung bình ở trẻ sơ sinh là 10 - 15gam/kg/ngày [11], [17].

+ Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm: chuyển từ nuôi ăn tĩnh mạch sang ăn qua đường tiêu hóa, sự chuyển biến của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng so với lúc trẻ vào viện.

- Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)