- Tuổi khi vào viện: tính theo ngày từ lúc sinh, đơn vị tính nếu dưới 24 giờ thì tính theo giờ, trên 24 giờ thì tính theo ngày.
- Tuổi thai: Tuổi tính từ lúc noãn được thụ tinh đến lúc đẻ, tính theo kỳ kinh cuối của bà mẹ, nếu bà mẹ không nhớ kỳ kinh thì dựa vào bảng đánh giá tuổi thai theo Finstom (phụ lục 2), chia làm nhóm sơ sinh non tháng và sơ sinh đủ tháng.
- Cân nặng: Trọng lượng của bệnh nhân trước và sau nuôi dưỡng, đã trừ trọng lượng của tã, bỉm. đơn vị tính bằng gam.
- Giới tính: xác định giới của trẻ khi đẻ là nam hay nữ
- Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch. Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn khác) [1], [7], [13]:
+ Sơ sinh non tháng đơn thuần: là trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần, có khả năng sống được và không mắc các bệnh khác kèm theo [15].
+ Viêm ruột: trẻ được xác định viêm ruột dực theo các tiêu chuẩn chẩn đoán (rối loạn thân nhiệt, giảm tưới máu, ăn không tiêu, bụng chướng, tăng ứ đọng dịch dạ dày, dịch dạ dày bẩn, phân có máu. Xét nghiệm bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm, có thể rối loạn điện giải đồ. Chụp xquang ổ bụng có hình ảnh dày thành ruột, giãn các quai ruột).
+ Viêm phổi: trẻ được xác định viêm phổi dựa vào lâm sàng (hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khò khè, thở nhanh, khó thở, nghe phổi có ran ẩm), kết quả chụp Xquang ngực thẳng có hình ảnh viêm phổi, tìm thấy nguyên nhân gây bệnh trong dịch mũi, dịch tỵ hầu, đờm.
- Các triệu chứng lâm sàng chính: + Tinh thần: tỉnh, li bì.
+ Dấu hiệu mất nước: da khô, niêm mạc khô, mắt trũng, casper (+), chồng khớp sọ.
+ Thân nhiệt: sốt (≥37,50 C), hạ thân nhiệt (<36,50C).
+ Hô hấp: thở nhanh ≥60 lần/1phút, thở chậm <30 lần/1 phút, có rút lõm lồng ngực rõ, phổi có ran (ẩm, nổ, rít, ngáy).
+ Nhịp tim: nhanh >160 chu kỳ/phút, nhịp chậm, rời rạc. + Tiêu hóa: ăn không tiêu, dịch dạ dày bẩn, bụng chướng. - Các đặc điểm cận lâm sàng chính:
+ Công thức máu: số lượng bạch cầu >30.000/mm3 là tăng, <4000/mm3
là giảm, tiểu cầu <100.000/mm3 là giảm, hemoglobin <135g/l là giảm.
+ Sinh hóa máu: glucose >11mmol/l là tăng, glucose <3mmol/l là giảm, protein toàn phần ≤50g/l là giảm, calci ion <0,75mmol/l là giảm.
+ Điện giải đồ: natri >150mmol/l là tăng, natri <130mmol/l là giảm, kali <3,5 mmol/l là giảm, kali >5,5mmol/l là tăng.
+ SpO2 <85%là giảm (ở trẻ non tháng), SpO2 <90% là giảm (ở trẻ đủ tháng).
+ Xquang ngực thẳng: hình ảnh tổn thương tại phổi (phổi mờ, có hình ảnh viêm, ứ khí).
- Các chế phẩm nuôi dưỡng: Các loại dưỡng chất được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm các loại biệt dược của các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất.
- Cách nuôi dưỡng: phương thức nuôi dưỡng được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (là hình thức nuôi dưỡng vừa cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêm kết hợp với đường tiêu hóa), nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (các chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn qua đường tĩnh mạch).
- Đường truyền dịch: Đường truy cập vào tĩnh mạch bệnh nhân để cung cấp dịch nuôi dưỡng bao gồm tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch trung tâm
+ Đường tĩnh mạch ngoại vi: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dùng được ven trung tâm, không cần hạn chế dịch, dùng trong thời gian ngắn thường <14 ngày, nhiễm trùng catheter hay nhiễm trùng huyết, áp lực thẩm thấu <900mOsm.
+ Đường tĩnh mạch trung tâm: chỉ định bệnh nhân cần hạn chế dịch, không lấy được đường truyền ngoại biên, dùng khi bệnh nhân phải nuôi dưỡng tĩnh mạch trong khoảng thời gian dài >14 ngày hoặc áp lực thẩm thấu >900mOsm.
- Thời gian dùng dịch: Thời gian bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch, tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, tính theo ngày.
- Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa: Thời điểm khởi đầu cho trẻ ăn qua đường tiêu hóa bao (nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu), tính theo ngày.
- Lượng sữa: Lượng sữa được nuôi ăn qua đường tiêu hóa, tính theo ml/24 giờ.
- Phương pháp điều trị kết hợp: Các phương pháp điều trị được chỉ định trên bệnh nhân bao gồm: nằm giường sưởi, thở máy, chiếu đèn…
- Thời gian nằm viện: Thời gian bệnh nhân nằm điều trị tại khoa, tính từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc xuất viện, tính theo ngày.
- Năng lượng trung bình: lượng calo trung bình được cung cấp so với nhu cầu khuyến cáo, đơn vị tính kcal/kg/ngày.
- Kết quả nuôi dưỡng:
+ Sự thay đổi cân nặng: kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng cân nặng của bệnh nhân tăng, không tăng hay giảm cân so với lúc dùng dịch.
+ Thay đổi các triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng so với lúc vào viện diễn biến như thế nào.
+ Thay đổi cận lâm sàng của bệnh nhân sau khi được NDTM: đặc điểm cận lâm sàng sau nuôi dưỡng so với trước nuôi dưỡng.
- Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong.
+ Trẻ ổn định: là khi trẻ bú mẹ được, không còn dấu hiệu bệnh lý cả về lâm sàng và cận lâm sàng, các chỉ số sinh tồn trở về trong giới hạn bình thường.
+ Nặng hơn: biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng diễn biến theo chiều hướng xấu đi hoặc sau khi được hội chẩn thay phác đồ điều trị mà không cải thiện triệu chứng bệnh lý, các chỉ số sinh tồn không ổn định, phải hỗ trợ hô hấp, tim mạch.