I. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt
1. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt
và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt
- Thủy lợi: trên cơ sở quy hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, nâng cao diện tích chủ động tưới và chủ động tiêu tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng, trước hết là đối với vùng có trình độ chuyên môn hóa cao. Đi liền với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự báo khí tượng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bõa có hiệu quả.
- Mở rộng diện tích gieo trồng với cơ cấu hợp lý.
- Phân bón – yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, cần phải đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.
- Phát triển hệ thồng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa.
- Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Làm tốt công tác giống: Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản, nhất là trong bối cảnh hội nhập như ngày nay. Phương pháp tạo chọn giống truyền thống và phổ biến nhất là lai tạo, các phương pháp tạo giống lúa khác, như đột biến tạo giống lúa lai ba và hai dòng, nuôi cấy túi phấn đã có giống đưa ra phục vụ sản xuất, nhưng còn ở thế tiềm năng và vị trí bổ sung. Ngày nay nước ta cần đẩy mạnh công tác tạo giống bằng công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm kỹ thuật di truyền, nuôi cấy túi phấn... việc phát triển giống cây trồng chuyển nạp gien (GM) hiện có ý nghĩa thương mại rộng rãi trong áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan khoa học đã tiếp cận và thực thi dự án thuộc loại này, trong đó có bộ môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang thực thi dự án Bin Ghết, trước đấy là Rockerfeller Foundation. Giống của loại cây trồng đang được nghiên cứu là lúa, bông, đậu tương (đậu nành). Ðã có giống lúa GM đưa về An Giang và Trà Vinh khảo nghiệm và sản xuất thử, tỏ ra có nhiều triển vọng. Ðây là công việc mới và khó, nhưng khi làm được thì có ý nghĩa rất lớn. Vừa giảm nhập thuốc trừ sâu tốn ngoại tệ, vừa tăng sản lượng để giảm nhập khẩu bông sợi, hạt bắp, hạt đậu nành, nhất là vừa bảo vệ nông dân khỏi nhiễm.