Trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển SX trồng trọt theo hướng SX hàng hóa ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 32)

hiện nay

1. Sự cần thiết của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta

Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện khong ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu hút được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên một đơn vị sản phẩm.

Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỉ đã chứng minh phương thức quảng canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế, thậm chí đến nửa đầu thế kỉ XX, nông nghiệp trên thế giới chủ yếu được tiến hành bằng phương thức quảng canh. Sản lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510 triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn năm 1950, trong đó chủ yếu là do mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu ha cùng thời gian tương ứng. Tức là diện tích tăng lên 41,76% trong lúc đó năng suất tăng 5,68%. Với sự phát triển của xã hội nhu cầu đòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn, song do khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, con người phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh

tác thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích. Ở Việt Nam, với điều kiện dân số ngày càng tăng do đó nhu cầu về nông sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Điều đó mâu thuẫn với việc mở rộng diện tích đất đai có hạn, quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở ngày càng tăng trong khi đó diện tích ruộng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.Theo đó việc chuyển quảng canh sang thâm canh là tất yếu khách quan, thâm canh ngày càng có ý nghĩa to lớn, đóng vai trò quan trọng quyết định trong sự phát triển của nông nghiệp. Rõ ràng thâm canh nông nghiệp trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. là phương thức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, là con đường kinh doanh chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lượng trồng trọt ở nước ta. Ngày nay thâm canh phải phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ thực hiện thâm canh nông nghiệp nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, từng bước phân bố lại lao động trong nông nghiệp. Thâm canh phải đi đôi với mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tấ quốc dân, trọng tâm là lương thực, thực phẩm.

Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về việc chuyển đối phương thức từ quảng canh sang thâm canh. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư vốn cho nông nghiệp, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ thâm canh. Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư ngân sách có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ 16,32% năm 1995 tăng lên 18,42% năm 1998, lên 19,56% năm 1999 và chiếm 8,5% năn 2004. Tính bình quân 1 ha năm 1990 đạt 0,058 triệu đồng tăng lên 0,3012 triệu đồng năm 1995 và 0,5227 triệu đồng vốn đầu tư cơ bản cho 1 ha đất nông nghiệp năm 1998. Trong đó vốn đầu tư cho thủy lợi đạt 0,042 triệu đồng năm 1990 tăng lên 0,263 triệu đồng năm 1995 và lên 0,338 triệu đồng năm 1998. Trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp phần lớn dành cho thủy lợi, năm 1990 vốn đầu tư thủy lợi chiếm 73,27%, năm 1995 tỷ trọng này là 87,40% và năm 1999 là 80,35%. Năng lực tưới, tiêu hàng năm tăng lên, năm 1995 năng lực tưới đạt 134,4 ngàn ha, năm 1997 tăng thêm 564,9 ngàn ha, năm 1999 tăng thêm 386 ngàn ha. Tương tự năng lực tiêu nước tăng thêm 46,0 ngàn ha năm 1995, 386,2 ngàn ha năm 1997 và 106,4 ngàn ha năm 1999.

Ngoài vốn đầu tư ngân sách, vốn tín dụng nhà nước cho nông dân vay để đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn. Đén cuối năm 1999 số dư bợ của các hộ lên tới 21.148 tỷ đồng, bình quân 1 ha gieo trồng có số dư nợ 1,744 triệu đồng. Số lượng đầu máy kéo đầu tư cho nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1990 cả nước có 25.086 đầu máy kéo, trong đó máy kéo lớn chiếm 28,73%, đã tăng lên 97.817 đầu máy kéo năm 1995 trong đó máy kéo lớn chiếm 26,65% và lên 122.958 đầu máy kéo năm 1998 trong đó máy kéo lớn chiếm 29,97%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm số đầu máy kéo khá nhanh, thời kì 1991-1998 bình quân hàng năm trang bị máy kéo lớn tăng 22,62% .

Lượng phân bón hóa học tăng đáng kể, từ 1.419,4 ngàn tấn đạm (quy chuẩn) năm 1985 tăng lên 2.109,7 ngàn tấn năm 1990, tăng lên 2.755,8 ngàn tấn

năm 1997 và lên 2.856,0 ngàn tấn năm 1998. Nếu tính trên 1 ha diện tích gieo trồng năm 1985 đạt 165,88 kg/ha tăng lên 233,37 kg/ha năm 1990, năm 1995 giảm xuống 216,13 kg/ha và lên 244 kg/ha năm 1998.

Cùng với việc đầu tư vốn, củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thâm canh nông nghiệp Nhà nước đã hỗ trợ tạo điều kiện để các chủ trang trại, hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trước hết là khâu giống cây trồng. Nhà nước không những quann tâm khâu chọn lọc, bình tuyển, lai tạo mà còn rất quan tâm đến việc chuyển giao các giống tốt đến tay nông dân. Nhờ vậy mà tỷ lệ giống tốt được sử dụng tăng lên. Năm 2000 cả nước đã cấy trên 450 ngàn ha giống lúa lai…Các quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, màu, rau các loại, cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, cây ăn quả….không ngừng hoàn thiện. Công tác khuyến nông được tăng cường đến từng tay hộ nông dân. Nhờ vậy mà ngành trồng trọt nước ta có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Giá trị nông sản xuất khẩu tưng lên nhanh từ 1.745,8 triệu USD năm 1995 tăng lên 2.398,0 triệu USD năm 1997 và 3.394,0 triệu USD năm 1998; tính trên 1 ha diện tích gieo trồng đạt 166,32 USD năm 1995 lên 210,14 USD năm 1997 273,27 và lên 289,09 USD năm 1998. Giá trị xuất khẩu nông sản tính cho 1 lao động nông nghiệp năm 1995 đạt 72,62 USD tăng lên 96,21 USD năm 1997 và lên 134,14 USD năm 1998. Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông

sản tháng 3/2006 chỉ đạt 362 triệu USD, giảm 1,8% Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong tháng 3/2006, như gạo, rau quả, lạc nhân giảm tương ứng là 2,3%, 17% và 90% so với cùng kỳ.

Trong những năm đổi mới, trình độ thâm canh nông nghiệp của Việt Nam có bước tiến đáng kể và đem lại hiệu quả to lớn. Ngành trồng trọt nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ hai thế

giới, một số nông sản khác cũng có vị thế cao trên thị trường quốc tế như: hạt điều, chè, rau quả v.v…góp phần đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

IV. Kết quả sản xuất trồng trọt của một số cây chủ yếu qua các năm ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển SX trồng trọt theo hướng SX hàng hóa ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 32)