7. Bố cục của luận văn
3.2. Nhân vật trữ tình
Trong những câu hát Hầu Vua hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện đã góp phần gỡ bỏ những nút thắt để dễ dàng khám phá những nét phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên, chiều sâu tâm hồn của đồng bào người Dao Lô Gang. Qua đó, phản ánh cuộc sống, gửi gắm những tâm tư tình cảm… của đồng bào Dao Lô Gang. Trước hết, họ hiện lên với những phẩm chất đáng quý đó là tính cách thẳng thắn, trung thực, cởi mở:
Nhàng chẩy ủ keng tài dấm chấu. Ủ keng dầm chấu chỏi cu làu
Nhàng dỉa muổn nhàng hèng hải lầu?. Hải lẩu dà dui xui giả xiêm.
Xúi xiêm lẩu dỉu lẩu vin dế khoa tài. Dịch:
Có khách đến nửa đêm vẫn uống rượu Nửa đêm ngồi hát uống rượu.
Hỏi khách đi đường nào tới đây?. Đường cũng xa qua sông suối cũng sâu.
Nước sâu đường xa nhưng vẫn bẻ cả hoa mang đến. [54, tr. 8 - 9].
Đồng bào dân tộc Dao không chỉ hiếu khách, hết lòng vì khách mà họ còn rất ân cần chu đáo niềm nở mời chào khách khi đến nhà. Thường thì họ rót rượu mời khách, hỏi han sức khỏe, gia đình, con cái, công việc làm ăn, mùa màng… Có thể thấy bản tính chân thật, mộc mạc, giản dị của họ hiện ra rất tự nhiên. Điều đó đã khẳng định sự nhất quán trong tính cách, thống nhất giữa lời nói hành động người Dao Lô Gang. Cuộc sống con người miền núi đáng quý chính là nhờ vẻ đẹp tình người toát lên từ chính con người của họ.
Trong hát Hầu Vua nhân vật trữ tình chủ yếu tồn tại ở hai kiểu là nhân vật trữ tình hiển ngôn và nhân vật trữ tình biểu tượng. Ở những nhân vật trữ tình hiển
ngôn, trạng thái con người thể hiện qua cách xưng hô “anh - em” đồng thời trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình qua lời ca:
Guỳn heng chấy mủ tài chói xỉnh. Dầm tú chàng xoong xòong lẩy liều.
Lòong tan lỉn, lòong ú mài khoa long tan lìn. Dịch:
Em đến đây hát nhưng không biết em từ đâu đến nói chuyện cười. Anh và em nói chuyện với nhau nhiều mà không thành đôi khiến lệ anh rơi.
Anh tự nói với chính mình, nhà anh có hoa một mình anh hái. [54, tr. 13].
Người con trai trong câu hát đã chủ động bắt chuyện, hỏi thăm người con gái mình thích nhưng kết quả hai người vẫn không nên duyên vợ chồng, cho nên người con trai rơi vào trạng thái buồn rầu khiến nước mắt trào ra trong sự tiếc nuối.
Còn nhân vật trữ tình biểu tượng phải thông qua một hình ảnh biểu tượng nào đó để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Những biểu tượng đó có thể lấy từ tự nhiên hay bất kể những gì gần gũi, quen thuộc với đời sống của con người:
Lòong tan lỉn, lòong ú mài khoa long tan lìn.
Anh tự nói với chính mình, nhà anh có hoa một mình anh hái [54, tr. 13].
Vai giao tiếp trong hát Hầu Vua gồm có nam và nữ, thầy cúng và thần linh, dân làng, gia chủ… Nhưng nhân vật này có thể vừa đối thoại vừa độc thoại:
Chấy mủ dầu dầu chỏi guỳn châu? Guỳn heng chấy mủ tài chói xỉnh. Dịch:
Người con gái hát không biết bạn ở thôn nào?
Em đến đây hát nhưng không biết em từ đâu đến nói chuyện cười [54, tr. 13].
Trong câu hát người con trai dường như đang đối thoại với người con gái mà anh cảm mến, nhưng thật ra người con trai đang tự độc thoại với trái tim rạo rực yêu thương của mình là chính, còn lời đáp từ cô gái kia có chăng cũng chỉ rất ít.
Những bài hát Hầu Vua viết về đề tài tình yêu nam nữ cũng được khai thác trên nhiều phương diện tạo nên nét độc đáo cho bài hát. Tình yêu vốn là một thứ tình cảm tế nhị rất khó mở lời. Nhưng tình yêu vốn huyền diệu nên tùy từng thời
điểm, hoàn cảnh mà họ thường có những cách thức riêng để diễn đạt tình ý đó với mong muốn được làm quen và rồi được kết thành lứa đôi. Nhưng nhiều khi, thật trớ trêu thay đó chỉ là tình cảm đơn phương của chàng trai:
Dầm tú chàng xoong xòong lẩy liều.
Lòong tan lỉn, lòong ú mài khoa long tan lìn. Dịch:
Anh và em nói chuyện với nhau nhiều mà không thành đôi khiến lệ anh rơi.
Anh tự nói với chính mình, nhà anh có hoa một mình anh hái [54, tr. 13].
Mặt khác, trong hát Hầu Vua nhiều lúc người hát hòa làm một với nhân vật trữ tình. Đây là một trong những nét đặc sắc trong hát dân ca nói chung. Đối tượng trữ tình cũng có khi chỉ là “chàng”, “nàng” nhưng có khi là một tốp người cùng đối đáp, giao duyên. Thậm chí nhân vật trữ tình trong hát Hầu Vua còn chính là các vị thần linh, vua Bàn Vương…
Qua nhân vật trữ tình chúng ta khám phá được những cung bậc tình yêu, tình cảm, cảm xúc của con người, thêm vào đó là được tiếp cận một nền văn hóa truyền thống đặc sắc và có được một cái nhìn bao quát hơn về khung cảnh thiên nhiên miền núi. Đó là những cánh rừng đại ngàn xanh thẳm, những con suối đêm ngày róc rách thì thầm cùng vách đá gắn liền với những câu chuyện tình yêu đẹp tựa như những đóa hoa rừng đang khoe sắc.