KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng khu hệ cá và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá tại các thủy vực ở 2 xã Ba Nam và Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 65 - 67)

IV SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Kết luận:

1. Tổng số loài cá ghi nhận đƣợc tại 2 xã Ba Nam và Ba Xa là 43 loài thuộc 33 giống, 17 họ và 7 bộ. Trong đó đa dạng nhất là bộ cá Chép với 27 loài (chiếm 62,8% tổng số loài), tiếp đến là Bộ cá nheo với 6 loài (chiếm 14% tổng số loài), bộ cá Vƣợc (Perciformes) với 5 loài (chiếm 11,60% tổng số lồi các bộ có số lồi ít nhất là bộ cá thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá chình (Anguilliformes), bộ cá sóc (Cyprinodontiformes) với mỗi bộ chỉ có 1 lồi (chiếm 2,33% tổng số loài).

2. Trong khu vực nghiên cứu có 6 lồi cá q hiếm nằm trong danh lục đỏ của IUCN (1.2013) và Sách Đỏ của Việt Nam năm 2007, có 3 loài cá đặc hữu cho khu hệ cá miền Trung của Việt Nam và 14 lồi cá có giá trị kinh tế. Có 22 lồi cá phân bố ở các thủy vực phân bố trong rừng nguyên sinh ít bị tác động trên núi đất và có nhiều khe suối có tán rừng che phủ 2 bên bờ suối và 36 loài cá phân bố trong rừng thứ sinh bị tác động xen kẽ với cây bụi, đất nông nghiệp và khu dân cƣ. 15 loài cá phân bố ở cả 2 dạng sinh cảnh.

3. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ. Do nhiều nguyên nhân nhƣ: khai thác quá mức, ô nhiễm môi trƣờng, mơi trƣờng sống của các lồi cá bị thu hẹp, đắp bờ, kè đá để lấy điện sinh hoạt làm thay đổi dòng chảy…dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều lồi đã trở nên hiếm gặp và có nguy cơ biến mất khỏi khu hệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiến nghị:

1. Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại địa phƣơng cần thực hiện các nhóm giải pháp: Ngăn ngừa ơ nhiễm nguồn nƣớc, bảo vệ nơi sống và bãi đẻ của các loài cá; Khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi; Tăng cƣờng công tác quản lý nghề cá và các loài quý hiếm; Nâng cao nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về bảo vệ nguồn lợi cá nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi cá tại địa phƣơng và khu vực lân cận.

2. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về Đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu để kịp thời phát hiện các loài Động – Thực vật quý hiếm để có biện pháp bảo vệ kịp thời.

3. Chính quyền địa phƣơng cần quản lý các hoạt động khai thác lâm sản, thủy sản chặt chẽ hơn nữa nhằm hạn chế tình trạng diện tích rừng và mơi trƣờng sống của các lồi cá bị thu hẹp, nhiều loài cá bị khai thác tận thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng khu hệ cá và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá tại các thủy vực ở 2 xã Ba Nam và Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 65 - 67)