Đánh giá thực trạng marketing và đưa ra các đề suất

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing của ngân hàng BIDV (Trang 39 - 44)

Trong phần này chúng ta sẽ đưa ra các nhận xét về thực trạng marketing của BIDV và đánh giá sâu hơn về thực trạng thực hiện marketing của phòng trực tiếp thực tập là phòng marketing của Ban PTSPBL& Marketing từ đó đưa ra các đề suất giải quyết vấn đề còn tồn tại cho phòng marketing nói riêng và góp phần vào nâng cao hiệu quả cho hoạt động marketing của BIDV nói chung.

1. Đánh giá thực trạng marketing của toàn BIDV

Qua những hiểu biết về hiện trang hoạt đông marketing của BIDV như trên, chúng ta có thể đưa ra nhứng nhận xét sau:

1.1 Đánh giá thực trạng hoạt động marketing trước ngày 01/09/2008

hồi khách hàng, định vị sản phẩm và các phương pháp marketing trực tiếp được thực hiện một cách phân tán, rời rạc, thiếu hệ thống, thiếu chuyên nghiệp và không thể kiểm soát cũng như có thể thực hiện đánh giá các phương pháp đo lường hiệu quả.

Hầu hết các hoạt động marketing về lĩnh vực quảng cáo, truyên thông nói chung đều tập trung tại ban thương hiệu. Dẫn đến việc ban thương hiệu phải ôm đồm qua nhiều việc mà thiếu đi sự thực hiện chức năng chính là xấy dựng và thực hiện chiến lược định vị cho toàn hệ thống BIDV. Ngoài ra do thiếu một đơn vị chuyên trách về lĩnh vực marketing cho nên hiệu quả của các chương trình quảng cáo thường không cao và không thể đánh giá được kết quả. Hơn nữa, do ban thương hiệu không nắm vững về sản phẩm do không thực hiện các kỹ thuật nghiên cứu thị trường liên quan đến sản phẩm nên mỗi một đợt quảng bá sản phẩm, các ban phối hợp với ban thương hiệu thường mất rất nhiều thời gian để giúp ban thương hiệu hiểu sản phẩm.

Các hoạt động triển khai marketing ở các Ban có chức năng kinh doanh phải phụ thuộc vào Ban TH&QHCC nên thiếu tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai các kế hoạch marketing cho các sản phẩm dịch vụ. Dẫn đến tình trạng chung là các chương trình marketing thường có độ trễ và không rơi đúng vào thời đỉểm như yêu cầu.

Các vấn đề quan trọng như xây dựng thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV cho đến việc tiếp tục chia nhỏ hơn cho các thương hiệu cho khối bán buôn và khối bán lẻ chưa hề được đề cập và quan tâm. Từ đó dẫn đến vấn đề nhận diện thương hiệu đó là điều quan trọng để có thể kinh doanh thành công trong ngành dịch vụ ngân hàng không thể đạt được tính đồng bộ và chuyên nghiệp. Nếu không có điều tổng thể cốt lõi thì không thể có một bộ thương hiệu chuẩn mực, đồng nhất.

Ngoài ra, việc xây dựng quy trình bán hàng đối với khối bán buôn do tồn có thời gian tồn tại lâu đời được coi là tạm ổn, thì đối với khối bán lẻ với tình hình môi trường thay đổi, bán lẻ đang là hướng đi đúng đắn đầy tiềm năng cho các ngân hàng thì việc xây dựng quy trình này cần được quan tâm. Bên cạnh đó các hoạt động xây dựng đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng còn nhiều thiếu sót và không được quan tâm xây dựng.

1.2 Đánh giá thực trang marketing sau ngày 1/9/2008

Sau khi có sự thay đổi về bộ máy marketing tại HSC của BIDV, có thể nói lĩnh vực marketing đã có bước phát triển mới đi theo hường ngày một quy củ và chuyên nghiệp hơn được thể hiện điển hình ở các hoạt động marketing của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL&Marketing. Tuy nhiên, thực trạng marketing tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập và nhiều khó khăn để có một bộ phận marketing chuyên nghiệp phục vụ cho kinh doanh của ngân hàng.

Về tổ chức bộ máy quản trị marketing: tuy đã có sự điều chỉnh nhưng chức năng vẫn còn chồng chéo và nhiều việc của các Ban có chức năng kinh doanh vẫn phải phụ thuộc vào Ban TH&QHCC. Điều này dẫn đến một hệ quả là hiệu quả của công việc không cao và không chuyên nghiệp. Tất yếu nảy sinh nhu cầu tự tổ chức hoạt động marketing ở các Ban như tự chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch marketing (thường là các hoạt động về quảng bá và một số hoạt động về nghiên cứu thị trường đơn lẻ và độc lập). Nên dẫn tơi một tình trạng các ban lại có một đơn vị không chính thức phụ trách về các vấn đề này ví dụ như: Trung tâm thẻ có phòng phát triển kinh doanh thực hiện các vấn đề liên quan tới marketing, Định chế tài chính và Ban phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại có những cán bộ phải đảm nhiệm các công việc liên quan tới công việc marketing. Làm cho các hoạt động marketing thiếu chất đồng bộ, tự phát và thường gặp khó khăn về các kỹ thuật marketing chuyên sâu.

Việc xây dựng định vị thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV còn yếu kém và chưa có một hướng đi chiến lược nào rõ ràng. Điều đó cũng dẫn đến là định vị thương hiệu cho ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn không thể thống nhất. Vì vậy, việc thực hiện các hoạt động nhận diện hiện tại cơ bản là không bắt đầu từ chiến lược thương hiệu đồng bộ. Sẽ là sự khó khăn cho sau này khi mà BIDV lại lựa chọn một định vị thương hiệu có sự nhận diên khác như bây giờ đang làm.

2. Đánh giá thực trạng marketing của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL & Marketing PTSPBL & Marketing

Xét về chức năng và nhiệm vụ của phòng trong bộ máy quản trị marketing của HSC thì một thực tế là ở vị trí và vai trò như hiện tại thì phòng marketing của Ban

phát triển sản phẩm và marketing chỉ giải quyết phần lớn các vấn đề marketing của Ban bán lẻ cho nên các hoạt động marketing chung liên quan đến khối bán lẻ hoặc khối bán buôn hoặc các đơn vị kinh doanh khác trong hệ thống vẫn chưa có một đầu mối thống nhất về các hoạt động marketing. Các hoạt động về truyền thông liên quan đến hoạt động đặc thù của khối bán lẻ vẫn phụ thuộc vào Ban thương hiệu cho nên các vấn đề về thời gian, phối hợp vẫn như ở trên vẫn chưa giải quyết được.

Vấn đề xây dựng thương hiệu bán lẻ đã được đề xuất và được cụ thể hóa thành một số mảng chiến lược như đã phân tích ở trên, song hình ảnh thương hiệu định vị còn quá mơ hồ: “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Thiếu căn cứ từ sự thống nhất với thương hiệu toàn hệ thông BIDV hiện chưa được định vị rõ ràng. Nên việc xác định đầy đủ nội dung định vị cho ngân hàng bán lẻ BIDV khá khó khăn.

Xét về các hoạt động marketing mix đã được thực hiện:

•Hiện nay về sản phẩm: các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng bán lẻ BIDV tuy có số lượng nhiều và phong phú, song không có sự khác biệt nào lớn tạo lợi thế cạnh tranh cho BIDV. Các sản phẩm, dịch vụ vẫn nằm trong tình trạng giống nhau giữa các ngân hàng về chủng loại, chức năng và các tiện ích đem đến cho khách hàng. Bên cạch đó việc phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới được xem là vấn đề quan trọng và là lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì phòng marketing cũng chưa đưa ra một quy trình để phân tích và nghiên cứu tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới.

•Vấn đề truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt của khối bán lẻ, ngoài hạn chế là một số hoạt động vẫn phụ thuộc vào Ban TH&QHCC, thì các hoạt động về truyền thông hầu như được thực hiện không theo một lộ trình kế hoạch để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ các hoạt động như PR, các hoạt động quảng cáo, các chương trình khuyến mãi. Dẫn đến là chưa có một kế hoạch tổng thể về truyền thông cho các sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, thiếu một mục đích tổng thể cho kế hoạch truyền thông sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá và kiểm soát kết quả thực tế thực hiện chúng.

3. Các đề suất cho hoạt động marketing của BIDV nói chung và Ban PTSPBL&Marketing PTSPBL&Marketing

Bộ máy hoạt động marketing của BIDV còn nhiều hạn chế đảm bảo cho chiến lược marketing thông suốt và hiệu quả. Chức năng bị chồng tréo giữa Ban TH&QHCC với các Ban có chức năng kinh doanh như Ban PTSPBL& Markeitng, Ban bán buôn, Trung tâm thẻ… thực tế đang có nhu cầu ngày một tăng về các hoạt động marketing đặc biệt là về các hoạt động quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt của mình. Như vậy, một đề xuất giống như các chuyên gia của ngân hàng đã từng đề nghị là BIDV cần xây dựng một bộ phận quản lý cao nhất về marketing để triển khai đến thương hiệu của toàn hệ thống, khối bán lẻ, khối bán buôn và các Ban có chức năng kinh doanh khác. Lúc đó vấn đề cao nhất, kế hoạch marketing tổng thể là của bộ phận quản lý marketing đồng thời sẽ có những bộ phân chuyên trách thực hiện cụ thể đến từng Ban kể trên.

BIDV cần hướng tới việc định vị một thương hiệu của toàn hệ thống dựa trên những nền tảng về hình ảnh hệ thống, các lĩnh vực kinh doanh và uy tín đã đạt được trong hơn 50 năm hoạt động. Từ đó, định vị nhỏ hơn cho các thương hiệu của khối bán lẻ, khối bán buôn để tạo được sự đồng nhất và xác định rõ sự đóng góp, vị trí của mỗi khối trong việc phát triển thương hiệu chung của toàn hệ thống. Qua đó, khối bán lẻ nhận thấy mình ở vị trí nào, sẽ xây dựng hình ảnh ngân hàng bán lẻ hàng đầu nhưng là hàng đầu như thế nào. Việc định vị đó sẽ phù hợp với thương hiệu chung và các thương hiệu bộ phận khác. Đó là cơ sở cho việc định vị thương hiệu của ngân hàng bán lẻ.

Vấn đề quản lý danh mục sản phẩm đang là vấn đề cần thiết của BIDV. Bài toán đặt ra là làm thế nào để phát triển và kiểm soát số lượng sản phẩm khá lớn. Đồng thời phải cải biến các sản phẩm dịch vụ đó đảm bảo cao nhất tính đa dạng, phong phú nhưng đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của khách hàng và thu được lợi nhuận chớ không phải dàn trải và thiếu tính khác biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ như hiện nay. Việc phát triển sản phẩm mới trong môi trường cạnh tranh ngày nay là quan trọng. BIDV cần có một quy trình để xây dựng và đưa ra thị trường sản phẩm mới thu được hiệu quả cao và lợi thế cạnh tranh khi mà các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khá giống nhau và không có sự khác biệt.

tổng thể cho các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó phối hợp các hoạt động truyền thông với nhau, xây dựng lộ trình cho các kênh truyền thông để đạt hiệu quả và có thể kiểm soát được hiệu quả đó.

Từ những phân tích hiện trạng trên, để giải quyết một trong những vấn đề của phòng marketing nơi sinh viên thực tâp, sinh viên để suất hai đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết trong vấn đề xây dựng sản phẩm dịch vụ bán lẻ mới của BIDV. Cụ thể sản phẩm mới ở đây được sinh viên lựa chọn là sản phẩm hướng vào việc huy động vốn của ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn thông qua gửi tiền tiết kiệm cho trẻ em.

Tên đề tài được dự định chọn là:

1.“ Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm “ tiết kiệm cho trẻ em” của BIDV.

2. “ Xây dựng kế hoạch truyền thông cho sản phẩm tiết kiệm cho trẻ em” của BIDV”. của BIDV”.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing của ngân hàng BIDV (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w