Thực trạng tổ chức quản trị bộ máy và các hoạt động marketing chung của BID

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing của ngân hàng BIDV (Trang 25 - 27)

II. Thực trang hoạt động marketing của BID

1. Thực trạng tổ chức quản trị bộ máy và các hoạt động marketing chung của BID

của BIDV

Là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng lâu năm ( trên 50 năm), trải qua nhiều thời kỳ với các chính sách kinh tế, môi trường kinh tế khác nhau của đất nước, bộ máy của BIDV khá lớn và không tránh khỏi sự khồng khềnh và chồng chéo các chức năng nhiệm vụ. Hơn nữa, lĩnh vực marketing chỉ mới phổ biến và các doanh nghiệp thấy được sự cần thiết của nó trong vài năm trở lại đây, nên bộ máy quản trị marketing hiện tại chưa được hình thành một cách đầy đủ và chuyên trách như các bộ phận chức năng truyền thống khác của ngân hàng. Bộ máy hay các bộ phận làm marketing hiện tại chưa thống nhất và tập trung về một nguồn để đảm bảo tính đồng bộ và chuyên nghiệp.

1.1 Các bộ phận thực hiện các hoạt động marketing chính của BIDV

Như trên đã phân tích vì chưa hình thành một hệ thống ban phòng thống nhất cho chức năng marketing nên hiện nay hoạt động marketing được thực hiện khá đơn lẻ và dưới nhiều hình thức khác nhau tại các phòng, ban kinh doanh của HSC – BIDV. Hầu hết các Ban có chức năng kinh doanh đều có thực hiện một số các hoạt động marketing mà chủ yếu tập trung vào một số các hoạt động truyên thông như: quảng cáo trên truyền hình, trên báo chí và các tờ rơi, các tài liệu phục vụ cho việc kinh doanh các sản phẩm dịch vụ chuyên biệt của từng Ban.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về BIDV có thể tóm gọn lại các Ban chính có thực hiện hoạt động marketing tại HSC là các Ban sau:

•Ban thương hiệu & quan hệ công chúng (Ban TH&QHCC)

•Ban phát triển sản phẩm bán lẻ & Marketing (Ban PTSPBL&Marketing). Gọi tắt là Ban bán lẻ.

•Ban kinh doanh đối ngoại. Gọi tắt là Ban bán buôn.

•Ban Vốn và Kinh doanh vốn

•Ban Định chế tài chính

1.2 Các hoạt động marketing chính được BIDV thực hiện

Bao gồm các mảng hoạt động chính là : nghiên cứu marketing, xây dựng thương hiệu, các hoạt động xúc tiến thương mại và marketing nội bộ.

a. Hoạt động nghiên cứu marketing bao gồm:

•Hoạt động khảo sát

•Hoạt động thống kê

•Hoạt động phân tích

Mục tiêu của các hoạt động nghiên cứu marketing là: phân tích nghiên cứu sản phẩm mới và phân tích tình hình cạnh tranh.

b. Xây dựng thương hiệu bao gồm:

•Xây dựng thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV

•Xây dựng thương hiệu bán lẻ

•Xây dựng thương hiệu bán buôn

•Xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm đặc thù

c. Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:

•Các hoạt động xúc tiến bán cho sản phẩm bán buôn

•Các hoạt động xúc tiến bán cho sản phẩm bán lẻ

•Các hoạt động xúc tiến bán cho sản phẩm thẻ

Hoạt động này trong ngân hàng chỉ chủ yều bao gồm các hoạt động chính như sau:

•Làm PR cho sản phẩm dịch vụ

•Làm quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ: quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo giấy ( gồm 2 thể loại quảng cáo hình ảnh về sản phẩm trên báo và các bài phỏng vấn về sản phẩm trên báo giấy), quảng cáo trên truyền thanh

•Làm bộ giấy giới thiệu và đưa ra các thông báo, các cách thức, hình ảnh về sản phẩm dưới dạng các tờ rơi, các ápphích, bảng hiệu tại các kênh phân phối

•Thực hiện các chương trình khuyến mại dưới nhiều hình thức: khuyến mại về giá, về thời gian, quà tăng… cho các sản phẩm.

d. Marketing nội bộ

•Các hoạt động đào tạo cán bộ như: đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo liên quan đến sản phẩm, đào tạo về văn hóa doanh nghiệp của BIDV.

•Thực hiện đưa thông tin sản phẩm tới các nhân viên của ngân hàng BIDV thông qua các kênh quảng cáo nội bộ như: Website nội bộ, BSMS, hệ thống mail

nội bộ, các khung frame media trong các tòa nhà của hội sở chi nhánh…v.v.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong việc thực hiện các hoạt động marketing động marketing

Mỗi bộ phân như đã nêu ra ở trên tham gia thực hiện các hoạt động marketing khác nhau dựa trên cở sở tính đặc thù của sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà các Ban đảm nhiệm. Trong quá trình thực hiện đó thì số lượng các hoạt động marketing được thực hiện ngày một tăng lên, các đòi hỏi về nhu cầu thực hiện marketing của các Ban cũng ngày một nhiều và đa dạng hơn. Từ đó đã dẫn đến một sự thay đổi trong các Ban này có lên quan đến chức năng hoạt động marketing của các Ban. Đó là vào thời điểm ngày 1/9/2008, và chúng ta cũng lấy mốc đó là cơ bản để hiểu và thấy sự thay đổi của hiện trạng bộ máy quản trị marketing tại BIDV.

Ngày 1/9/2008 được xem là ngày đánh dấu sự thay đổi lớn trong việc phát triển bộ máy quản trị marketing tại BIDV. Đây là thời điểm mà BIDV có sự thay đổi cơ cấu tổ chức các phòng ban tại HSC theo dự án TA2. Và vì thế lĩnh vực marketing trong BIDV cũng có sự thay đổi: phòng marketing chuyên trách thuộc bộ phận bán lẻ ra đời. Trước đó Ban bán lẻ và một bộ phận của Ban bán buôn được gọi chung là Ban dịch vụ và từ ngày này đã tách thành Ban PTSPBL& Marketing riêng. Điều đó cũng chứng tỏ bước phát triển mới của lĩnh vực marketing trong BIDV.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing của ngân hàng BIDV (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w