II. Thực trang hoạt động marketing của BID
3. Phân tích sâu vào thực trạng hoạt động marketing tại phòng marketing thuộc Ban PTSPBL&Marketing
3.3 Các hoạt động về xây dựng thương hiệu bán lẻ và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
nhận diện thương hiệu
Phòng marketing hiện tại nhìn nhận thấy được sự cần thiết của việc xây dựng một thương hiệu cho ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, về chức năng phòng không có chức năng thực hiện hoạt động này vì vấn đề này là do Ban TH&QHCC phụ trách. Nhưng việc xây dựng thương hiệu là vấn đề đang rất cấp bách và là một đòi hỏi không thể thiếu vì từ trước đến nay trong tâm trí công chúng chưa bao giờ BIDV có chức năng của ngân hàng bán lẻ. Họ chỉ biết đến BIDV ngân hàng nhà nước, ngân hàng với các hoạt động của khối bán buôn. Do vậy, hiện tại phòng marketing đã chủ động đề suất xây dựng thương hiệu ngân hàng bán lẻ cho BIDV.
Theo đó đề xuất ra hướng định vị thương hiệu ngân hàng bán lẻ cho BIDV đó là “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam” và một số bước cơ bản cần thực hiện. Điều này được đề ra trên cơ sở nguồn lực của BIDV bao gồm nguồn lực về tài
chính của ngân hàng truyền thống trên 50 năm, đồng thời tỷ trọng và tỷ lệ khách hàng cá nhân của BIDV hiện nay như phân tích là khá lớn so với các ngân hàng khác trong cùng ngành. Mục tiêu là trong thời gian từ 2009 – 2011 phải xây dựng được hình ảnh ngân hàng bán lẻ BIDV.
Chiến lược xây dựng thương hiệu ngân hàng bán lẻ bước đầu được cụ thể hóa như sau:
• Hình ảnh: “BIDV – Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”
• Cụ thể được phát triển trên 4 mảng:
o Thứ nhất tập trung xây dựng hệ thống phân phối cho ngân hàng bán lẻ đa dạng rộng khắp trên toàn quốc là mạng lưới cho việc quảng bá thương hiệu.
o Thứ hai phát triển đa dạng, phong phú và nhiều tiện ích về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân theo định hướng của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu
o Thứ ba tăng quy mô của ngân hàng bán lẻ
o Thứ tư tăng thị phần trên thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
• Về công cụ để thực hiện việc định vị thương hiệu: sử dụng hai công cụ chủ yếu là truyền thông và thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ trong toàn hệ thống BIDV.
Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu hiện nay đang được phòng marketing đề xuất và kết hợp với Ban TH&QHCC thực hiện, nhưng trách nhiệm chính là thuộc về Ban TH&QQHCC. Tuy nhiên có thế nhìn thấy là chưa có chiến lược thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV cũng như cho thương hiệu của ngân hàng bán lẻ mà chương trình nhận diện thương hiệu đã được thực hiện trước. Đó là sự ngược trong việc thực hiện hoạt động marketing nhưng thực tế là giải quyết vấn đề trước mắt trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Theo đó vấn đề nhận diện sẽ được Ban PTSPBL&Marketing phối hợp với Ban TH&QHCC, Ban quản lý tài sản nội ngành (QLTSNN), Ban quản lý chi nhánh cùng với sự tư vấn của các chuyên gia đến từ ngân hàng RABOBANK (Hà Lan) thực hiện các hoạt động nhận diện thương hiệu ngân hàng bán lẻ và đã đề xuất áp dụng thí điểm tại 5 chi nhánh trong Nam bước đầu thu được một số kết quả khả quan tại chi nhánh Hà Thành. Bao gồm các
hoạt động như sau:
•Thực hiện chuẩn hóa không gian giao dịch.
•Thực hiện chuẩn hóa chu trình giao dịch.
• Đề xuất chuẩn hóa các tiêu chí nhận diện thương hiệu với mục đích tạo sự đồng nhất về mặt hình ảnh toàn hệ thống của BIDV