3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chuyển quyền sử dụng đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thị huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2017.
- Phạm vi nội dung: Công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: từ 10/2018 đến 4/2019
- Địa điểm: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2017.
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Đánh giá kết quả công tác chuyện nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Đánh giá kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Đánh giá kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Tổng hợp kết quả công tác chuyện nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Tình hình thu nộp ngân sách thông qua công tác chuyển nhượng, tặng cho thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017.
2.3.3. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017.
- Đánh giá ý kiến của người dân về công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017.
2.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp để để nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Thuận lợi - Khó khăn
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra các số liệu thứ cấp
Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu từ Phòng thống kê, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
2.4.2. Điều tra các số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn và chuyên gia: Để làm rõ những
khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy
định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác chuyện nhượng, tặng
cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên
môn trực tiếp thực hiện các thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất và các chuyên
gia về công tác thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể là cán bộ trực tiếp thực hiện
các thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất của UBND thị trấn, xã trên địa bàn huyện
Vị Xuyên, văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường
huyện Vị Xuyên. Với nội dung điều tra cán bộ chuyên môn và chuyên gia đề tài
không xây dựng phiếu điều tra mà chỉ tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép
lại ý kiến của các cán bộ, chuyên gia về thực trạng, khó khăn, nguyên nhân tồn
tại và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng, tặng cho,
thừa kế quyền sử dụng đất của địa phương.
+ Phỏng vấn người dân: Để đánh giá được khách quan thực trạng công
tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị
Xuyên. Đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra (có mẫu phiếu kèm theo)
cho 150 đối tượng nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
tại 6 địa phương: Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Nông trường Việt Lâm, các xã Đạo
Đức, Việt Lâm, Ngọc Minh và xã Linh Hồ. Trong đó:
++ 50 đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
++ 50 đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Cơ sở chọn 50 mẫu cho từng đối tượng chuyển quyền là các hộ đại diện
cho địa phương xã, thị trấn. Số lượng 50 mẫu không phân đều cho 6 địa
phương mà đề tài đã căn cứ vào thực tế của từng địa phương để chọn.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh
và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị
phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220 29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau (UBND huyện Vị Xuyên, 2017):
- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ. - Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì. - Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,92 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải. Huyện Vị Xuyên có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Hà Giang và với nước bạn Trung Hoa.
Địa hình, địa mạo
Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang. Nhìn chung địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Chính vì vậy toàn huyện chia thành 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, thuận lợi cho các cây đặc sản như chè Shan, Quế, Thảo mộc, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề rừng.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800 m bao gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.
- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500 m bao gồm các xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, thuận lợi cho phát triển lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hình thành cụm công nghiệp và phát triển chăn nuôi.
Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm 22,60C. Nhiệt độ cao trung bình năm 27,50C.
Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,60C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,50C.
Độ ẩm không khí bình quân năm 80%. Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ. Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.
Từ các yếu tố khí hậu đặc trưng trên cho thấy: khí hậu, thời tiết trong vùng thích hợp trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới như: chè, thông, dược liệu, ngô, lúa nước. Chăn nuôi đại gia súc như: trâu, ngựa, dê... Tuy nhiên do lượng mưa lớn nên gây không ít khó khăn trong việc đi lại, đất đai bị xói mòn. Mùa khô lạnh, nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Thủy văn
Hệ thống thủy văn của huyện tương đối phong phú, mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều, có một sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Lô có lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra, còn có hệ thống các suối nhỏ và các khe lạch cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do địa hình của huyện có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên khả năng khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, đồng thời dễ bị cạn kiệt nước trong mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất
Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015, tổng diện tích tự nhiên huyện Vị Xuyên là 149524.99 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 142.191,84 ha, chiếm 95.10%; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là 4671.85 ha chiếm 3.12%; đất chưa sử dụng còn 2.661,30 ha chiếm 1.78% diện tích tự nhiên.
b, Tài nguyên nước
Huyện Vị Xuyên có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thủy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5 m, bề rộng
lòng sông trung bình từ 40-50m. Càng về hạ lưu lòng sông và chiều sâu cột nước càng tăng dần, dòng sông xuất hiện các bãi bồi, cát sỏi có thể khai thác làm vật liệu xây dựng. Việc khai thác nguồn nước sông Lô phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế do độ cao mặt nước về mùa khô có độ chênh lệch cao khá lớn so với mặt đất sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống suối nhỏ do có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh tạo ra tiềm năng lớn cho xây dựng các công trình thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm chưa có kết quả thăm dò cụ thể nhưng qua sơ bộ đánh giá ở các giếng nước ăn của dân ở độ sâu > 20 m cho thấy đủ dùng cho sinh hoạt của người dân kể cả mùa khô. Do địa hình đồi núi dốc lớn, nguồn nước ngầm ở sâu nên việc khai thác đầu tư khai thác khá phức tạp và kém hiệu quả
c, Tài nguyên rừng
Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện, thì đất lâm nghiệp có 121.439,30 ha, chiếm 81.22% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất 67.241,40 ha chiếm 44.95%, rừng phòng hộ 28.085.10 ha, chiếm 18.78%, rừng đặc dụng 26.139.80 ha.
Diện tích có rừng của Vị Xuyên phân bố hầu hết trên địa bàn các xã, tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, thông và một số loại gỗ quý hiếm. Môi trường sinh thái không tốt do đất trống đồi núi trọc đã ở ngưỡng báo động và có xu hướng gia tăng nếu như không có giải pháp thích hợp kịp thời. Đất trống đồi núi trọc còn 2661.30 ha, chiếm 1.78% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn lâm sinh đang dần cạn kiệt, đó là những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong các năm tới.
Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Vị Xuyên hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây cũng như tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Động vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim thú quý như voọc đen má trắng, gấu ngựa,... nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua nên hầu hết các loài thú cũng suy giảm theo.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qua tổng kết chung về cơ cấu kinh tế của huyện Vị Xuyên, tỷ lệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, thu hút nhiều nhân lực lao động trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp đang được phát triển tương đối toàn diện và đúng hướng.
Định hướng cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên thời kỳ 2015 - 2019 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển Nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng.
Hệ thống giao thông
Trong năm qua huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn II và một số dự án trên địa bàn. Nhiều đường liên xã và liên bản, được nâng cấp cải tạo, tạo dựng một diện mạo mới cho vùng nông thôn và tạo thuận lợi