3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.3. Một số bài học về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
và tổ chức Quốc Tế
Một là, khi có kế hoạch thu hồi đất cần thông báo cho các đối tượng bị thu hồi biết trước trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống về tinh thần cũng như vật chất.
Hai là, xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và nêu cao tắnh tiên phong gương mẫu trong việc Nhà nước trưng dụng đất đai.
Ba là, tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra đều phải quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trắ tái định cư hoặc thiệt hại về đất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi khác.
Bốn là, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tái định cư để đảm bảo đời sống người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hoá, xã hội và môi trường sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.
Năm là, thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản tương đương với giá thay thế. Sáu là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng, tránh tình trạng thực thi công tác bồi thường GPMB nhưng chắnh là thực hiện luôn cả công việc của công tác quản lý đất đai thường xuyên đó là xác định nguồn gốc, tắnh pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại diện tắch, thu thập lại hồ sơ của thửa đất.