3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Khái quát về thực tiễn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
đất tại một số địa phương
1.5.1.1. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hà Nội
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây thực hiện theo Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội Về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà tái định cư làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô (Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô); Quyết định số 02/2013/QĐ-UB ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND Thành phố về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua Thành phố đã giải quyết Nhiều dự án phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm: giải tỏa Ộxóm liềuỢ Thanh Nhàn, ao Thước Thợ, nút Voi phục - Cầu Giấy, nút giao thông Ngã Tư Vọng, hồ điều hòa Yên Sở, bãi rác Nam Sơn, sân gôn Kim Nỗ, đường dây 220 kV Vân Trì-Chèm, dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng CầuẦKết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư, giải phóng mặt bằng của Thành phố đã góp phần quan trọng tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; giúp triển khai nhiều dự án lớn của Quốc gia và Thành phố trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển toàn diện của Thành phố. Nhờ đó, Thành phố đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư của các Tổ chức phi chắnh phủ (NGO) được trên 3 tỷ USD. Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, đã hoàn thành nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng. Giải quyết lao động, việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 70.000 lao động.
Những tồn tại chủ yếu trong công tác GPMB của Thành phố thời gian qua đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác bồi thường gây bức xúc với người bị thu hồi đất; nhiều dự án sau khi GPMB lại triển khai đầu tư chậm, để hoang hóa kéo dài, gây lãng phắ và bức xúc trong nhân dân; chất lượng nhà TĐC không đảm bảo cũng gây khó khăn cho công tác GPMB. Thêm vào đó, chắnh sách đào tạo, chuyển nghề còn thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người dân mất đất- mất tư liệu sản xuất...và nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ GPMB.
Giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phần lớn thực hiện theo bảng giá đất do thành phố công bố, cho nên thấp hơn giá thị trường. Trong khi đó, chắnh quyền một số phường, xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải phóng mặt bằng, TĐC; việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất,
việc tổ chức thực hiện chắnh sách thiếu kiên quyết. Ngoài ra, một số người dân cố tình gây khó khăn, đòi hỏi không chắnh đáng, gây cản trở tiến độ dự án. Vì thế, cần chú trọng công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, nhất là trong việc xác định giá đất để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Mức bồi thường phải bảo đảm người có đất bị thu hồi đủ điều kiện tái tạo tài sản tại nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, thành phố cần tiến hành bồi thường, hỗ trợ và TĐC bằng tiền sát với giá thị trường để người dân chủ động lựa chọn hình thức TĐC phù hợp (Đào Chung Chắnh, 2013).
1.5.1.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Đà Nẵng
Đối với thành phố Đà Nẵng hàng năm cũng đều có các Quyết định về chắnh sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân, chẳng hạn như: Quyết định số 209/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định tạm thời về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 181/2005/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 209/2004/QĐ-UB); Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 181/2005/QĐ-UBND); Quyết định số 71/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế 108/2006/QĐ-UBND).
Ngoài ra để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC, Thành phố cũng đã có những vận dụng cụ thể phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân khi bị thu hồi đất và luôn động viên, khuyến khắch người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Thường hỗ trợ đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, đúng tiến độ. Đối với người dân sản xuất nông
nghiệp bị thu hồi đất, ngoài việc được dền bù, hỗ trợ về đất, cây cối, hoa màu còn được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghành nghề, tạo điều kiện học nghề mới hoặc chuyển sang nghề khác. Không những thế Thành phố Đà Nẵng luôn coi và chú trọng công tác TĐC đối với các hộ bị thu hồi đất, lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên đôn đốc để đẩy nhanh việc giao đất TĐC cho các hộ có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố vẫn còn một số tồn tại vướng mắc như: Công tác giải quyết việc làm cho con em nông dân khi bị thu hồi hết đất, chưa giải quyết được một cách triệt để và cơ bản việc đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Công tác gải quyết TĐC (đất, nhà) cho những hộ thu hồi đất vẫn còn chưa kịp thời nên nhiều hộ giao mặt bằng mà vẫn chưa có đất TĐC để làm nhà ở ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bị giải tỏa thu hồi đất, đồng thời việc giao đất TĐC còn nặng về phong tục, tập quán, sở thắch và nhu cầu; Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật còn đang khó thực hiện vì vậy pháp luật cần quy định cụ thể hơn khi mà giá trị đền bù đã sát thị trường mà người sử dụng đất không chấp nhận thì cần có cơ quan Tài phán hoặc Tòa án phán quyết sự việc làm căn cứ thực hiện. Vì vậy trong thời gian tới thành phố cần có những biện pháp, chắnh sách để hạn chế và giải quyết những vướng mắc còn đang tồn đọng để phần nào hỗ trợ công tác GPMB cho thành phố. (Phạm Phương Nam, Nguyễn Thanh Trà, Phan Thị Thanh Huyền, 2013).
1.5.1.3. Tình hình bồi thường GPMB ở tỉnh Thanh Hóa
Trong mấy năm trở lại đây, quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để GPMB sử dụng cho các mục đắch: Xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đã đảm bảo đúng như theo quy trình của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Từ năm 2013 đến nay , UBND tỉnh đã có rất nhiều chắnh sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi chẳng hạn như đã ban hành: Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, về việc quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 999/ 2015/ QĐ- UBND, Quyết định về việc ban hành quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận đầu tư chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đắch sử dụng đất, để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4925/2016/QĐ- UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất trên địa bàn tình; Quyết định số 4437/2016/QĐ- UBND, ngày 14/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Quyết định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi NN thu hồi đất trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa; (Trương Hồng Quyền, 2013)
Từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh rất nhiều các dự án và các địa phương có dự án bồi thường GPMB cao như thành phố Thanh Hóa, các dự án ở Nghi Sơn, Cửa Đạt, Sầm Sơn,Ầ.Thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện rất tốt trên địa bàn, và nó phần nào cũng đã góp phần được sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, và nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó các chắnh sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập nguyên nhân là do việc xác định điều kiện được bồi thường chưa được tốt do bảng giá đất do UBND tỉnh đưa ra còn thấp so với giá thị trường, hỗ trợ việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp chủ yếu hỗ trợ bằng tiền mà chưa thực sự quan tâm tới vấn đề việc làm và thu nhập của người dân, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm trễ, chủ dự án thiếu kinh phắ thực hiện bồi thường... Từ đó đã làm chậm tiến độ dự án, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.