Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ​ (Trang 34)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.6. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt

Cấu tạo

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt

Cấu tạo quang học của mắt nhìn từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính sau: Giác mạc, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc.

- Giác mạc (màng giác): là lớp màng cứng trong suốt bảo vệ mắt va làm khúc xạ các tia sáng đi vào mắt

- Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

- Lòng đen: màn chắn sáng, ở giữa có lỗ tròn nhỏ cho ánh sáng đi qua gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng

- Thủy tinh thể: Khối đặc trong suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu kính hai mặt lồi (thấu kính hội tụ) gọi là thấu kính mắt, tiệu cự của thấu kính mắt gọi là tiêu cự của mắt.

- Võng mạc (màng lưới): lớp mỏng nơi tập trung các đầu sợi thần kinh thị giác

Cơ chế hoạt động của mắt:

Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh.

Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. nh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.

Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.

Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận.

Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.

Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp. [21]

Điều tiết: Thay đổi tiêu cự CV : fmax ( không điều tiết) +CC : fmin

( điều tiết tối đa)

Năng suất phân ly:

' 1 3500 1    2.2.7. Các tật khúc xạ Mắt cận thị

―Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc‖.

Hình 2.3 Xác định tiêu điểm của mắt không có tật

Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn mắt bình thường fmax<OV khoảng cách OCV hữu hạn, điểm CC gần mắt bình thường hơn.

Hình 2.4 Xác định tiêu điểm của mắt cận thị

Cách khắc phục: Mắt cận thị phải đeo thấu kính phân kỳ (coi như đặt sát mắt) sau cho ảnh của các vật ở vô cực qua thấu kính hiện lên ở diểm cực viễn của mắt. Tiêu cự của kính sẽ bằng khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn.

f = - OCv

Hình 2.5 Cách khắc phục mắt cận thị

Mắt viễn thị

―Mắt viễn thị là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc‖. Mắt viễn thị có độ tụ nhỏ hơn mắt bình thường: fmax>OV, mắt viễn thị nhìn vật ở vô cùng phải điều tiết; điểm CC xa mắt bình thường hơn

Hình 2.6 Xác định tiêu điểm của mắt viễn thị

Cách khắc phục: Mắt viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp. Tiêu cự kính phải đeo có giá trị thích hợp để ảnh ảo của điểm gần nhất mà người mà người viển thị muốn quan sát được tạo ra tại điểm cực cận của mắt.

Hình 2.7 Cách khắc phục mắt viễn thị  Mắt lão:

Khi lớn tuổi mắt không tật (có điẻm CC dời xa mắt), mắt cận thị mắt viễn thị đều có thêm tật lão thị

Khắc phục tật này phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp như mắt viễn thị.

2.3. Kế hoạch dạy học dự án

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Buổi 1 1. Lập facebook cho dự án.

2. Giới thiệu dự án và ra mắt dự án ―Hướng nghiệp nghề bác sĩ‖. Và trang Facebook của dự án. 3. Gửi link Trắc nghiệm MBTI [22]

cho học sinh làm.

4. Lập bảng câu hỏi tham gia khảo sát, thông kê kết quả.

Từ kết quả tìm được ra những bạn có khả năng, thiên hướng phù hợp với nghề bác sĩ để chia đều ra các nhóm.

5. Phát mẫu thông tin đăng kí nhóm.

6. Sau khi chia nhóm GV cùng HS

-Học sinh làm trắc nghiệm.

- Gửi kết quả cho giáo viên

Chọn nhóm và điền vào mẫu đăng kí nhóm,

- Bầu nhóm trưởng và đặt tên nhóm

- Các nhóm lập kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ.

Khi đó, Gv yêu cầu các nhóm gửi kế hoạch, tư vấn cho HS hoàn thiện kế hoạch.

hoạch.

Chuẩn bị trong 2 tuần

1. Cập nhật, trao đổi thường xuyên với các nhóm để hỗ trợ tư vấn cho các nhóm thực hiện dự án. 2. GV chia sẻ các bài viết về môi

trường và các công việc của nghề bác sĩ trên face, có các hình ảnh và video trực quan; giáo viên chia sẻ cả bảng thống kê điểm thi của các ngành liên quan đến y dược của các trường đại học cao đẳng y dược trên cả nước trong vòng 3 hoặc 5 năm trở lại đây. Đồng thời cung cấp phương án tuyển sinh và tổ hợp các môn thi tương ứng với các ngành của cac trường đó trong vòng 2 năm trở lại đây. Gv cung cấp thông tin về vị trí và mức chi tiêu cho sinh hoạt học tập trung bình của một số trường y lớn trong cả nước để HS tham khảo thêm. các nhóm làm dự án trên facebook của dự án.

3. Giáo viên theo dõi, đôn đốc, động viên học sinh.

- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, báo cáo tiến độ (qua facebook)

- Theo dõi thông báo hướng dẫn cập nhật về dự án trên facebook của dự án,

Buổi 2 1. Tổ chức cho các nhóm trải nghiệm, thực hành những kiến thức và kĩ năng đã học hỏi, luyện tập.

2. Đánh giá nhóm, và cá nhân.

3.Tổng kết: Hướng dẫn học sinh chiêm nghiệm quá trình thực hiện dự án sau đó tổng kết để rút ra kinh nghiệm và hệ thống hóa kiến thức.

4. Lan tỏa trên youtube, facebook, tuyên truyền về sản phẩm.

-Học sinh tham gia thực hiện theo yêu cầu của dự án

- Tự đánh giá

-Chiêm nghiệm, tổng kết và hệ thống hóa kiến thức.

2.4. Tổ chức dạy học dự án hƣớng nghiệp với nghề bác sĩ 2.4.1. Triển khai dự án 2.4.1. Triển khai dự án

- Đặt vấn đề: Trình chiếu vieo phỏng vấn các học sinh lớp 12 trong trường. Phần lớn còn họ chưa có kĩ năng và phương pháp chọn nghề chỉ chọn theo cảm tính và theo sự lựa chọn của bố mẹ. Vậy làm thế nào để chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân?

- Giáo viên đưa ra cây lí thuyết nghề nghiệp ( phụ lục I) để học sinh biết chọn nghề từ gốc rễ, một trong những gốc dễ đó là phải biết được sở thích và khả năng của bản thân. Và muốn biết được điều đó chúng ta cần phải trải nghiệm nghề. Trên quy mô của dự án giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm nghề bác sĩ.

- Học sinh vào facebook của dự án truy cập vào đường link làm Trắc nghiệm MBTI để tìm hiểu khả năng của bản thân và thiên hướng nghề nghiệp của mình:

https://www.topcv.vn/trac-nghiem-tinh-cach-

mbti?gclid=CjwKCAjwtYXmBRAOEiwAYsyl3HFqWiApmkE9WaOKLfg5uDgIpWVCkkxxEQ196jwZRX1 RVBL-yFypshoCs6sQAvD_BwE

- Học sinh bình luận kết quả của mình bên dưới bài viết facebook dẫn đường link làm trắc nghiệm.

- Câu hỏi chủ đạo:

+ Nghề bác sĩ có phù hợp với bạn hay không?

+ Các kiến thức vật lý đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong nghề bác sĩ? 2.4.2. Dự án hƣớng nghiệp nghề bác sĩ

Ý tƣởng dự án: Bệnh viên Bạch Mai tổ chức buổi khám, tư vấn và hướng dẫn về một số vấn đề sức khỏe cho khám cho các bạn HS cùng khối miễn phí, tại phòng y tế của trường, với vai trò các bác sĩ chuyên khoa (học sinh mỗi nhóm sẽ đóng vai bác sĩ chuyên về một khoa với mỗi phòng khám riêng với sự hỗ trợ của cán bộ y tế trong trường) hãy tổ chức phòng khám của nhóm để thăm khám, tư vấn cho các bệnh nhân.

Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ tổ chức một phòng khám, học sinh mỗi nhóm sẽ đóng vai bác sĩ chuyên về một khoa.

Học sinh cùng giáo viên thoả luận để lựa chọn một số nội dung thăm khám cho bệnh nhân

2.4.2.1. Một số gợi ý về dự án

Nhóm 1: Bác sĩ khám và tƣ vấn về các bệnh huyệt áp

Câu hỏi nội dung:

- Sử dụng kiến thức vật lí để giải thích nguyên lí hoạt động của máy đo huyết áp và ống nghe?

- Máu được lưu thông trong cơ thể như thế nào?

Mục tiêu:

Kiến thức:

- Giải thích được nguyên lí hoạt động của máy đo huyết áp và ống nghe. - Giải thích được máu lưu thông trong cơ thể như thế nào?

- Tư vấn được kiến thức kiên quan đến bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.

Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức vật lý giải thích nguyên lí hoạt động của ống nghe và máy đo huyết áp.

- Kĩ năng đo huyết áp cho bệnh nhân.

- Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn).

- Kỹ năng viết cẩm nang.

- Các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá và tự đánh giá.

- (Bác sĩ được phát áo blouse các dụng cụ y tế: ông nghe, máy đo huyết áp)

Sản phẩm:

- Cuốn cẩm nang về bệnh huyết áp cao có nội dụng bao gồm các mục: 1. Triệu chứng của bệnh cao huyết áp

2. Phân loại cao huyết áp

3. Mức độ nguy hiểm của cao huyết áp 4. Nguyên nhân gây ra cao huyết áp

5. Những đối tượng thường mắc bệnh cao huyết áp 6. Cách đo huyết áp

7. Những tác hại của cao huyết áp 8. Chữa trị cao huyết áp

9. Thực đơn dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp 10.Những thói quen giúp giảm cao huyết áp

- Cuốn cẩm nang về bệnh huyết áp thấp có nội dụng bao gồm các mục: 1. Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

2. Phân loại huyết áp thấp

3. Mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp 4. Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

5. Những đối tượng thường mắc bệnh huyết áp thấp 6. Cách đo huyết áp

7. Những tác hại của huyết áp thấp 8. Chữa trị huyết áp thấp

9. Thực đơn dinh dưỡng cho người bị huyết áp thấp

- Tiến hành đo được đúng, đọc được đúng, xác định đúng bệnh huyết áp cho bệnh nhân, tư vấn đúng cho bênh nhận các vấn đề mà bệnh nhân thắc mắc về bệnh huyết áp mà họ mắc phải.

Nhóm 2: Bác sĩ khám và tƣ vấn về bệnh về bệnh sâu răng

Câu hỏi nội dung:

- Trong bộ dụng cụ khám răng, không thể thiếu là gương, có mấy loại, và tính chất vật lí của gương dùng trong khám răng là gì?

- Các kiến thức, kĩ năng nào cần để tư vấn cho bệnh nhân bị sâu răng? - Nhận biết được tính chất vật lí của cồn xát trùng có tác dụng gì với

bác sĩ?

Mục tiêu

Kiến thức:

- Nêu được cấu tạo của răng.

- Giải thích nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh sâu răng.

- Nêu được các kiến thức liên quan đến bệnh sâu răng để tư vấn cho bệnh nhân.

Kĩ năng:

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ khám răng: gương phẳng, gương lõm, thám trâm số 17,6, 23, kẹp gắp.

- Kĩ năng tư vấn cho bệnh nhận những thắc mắc về bệnh răng sâu. - Thu thập thông tin: Tìm hiểu các kiến thức cần cho việc khám và tư

vấn bệnh răng sâu.

- Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn)

- Kỹ năng viết cẩm nang.

Sản phẩm:

- Mô tả được cấu tạo của răng và hàm răng và hướng dẫn bệnh nhân cách đánh răng đúng cách bằng.

- Poster về cách đánh răng đúng cách.

- Chỉ ra được bệnh nhân bị đau răng số mấy, cụ thể ở mặt nào của răng, tư vấn đúng cho bệnh nhân về các kiến thức liên quan đến bệnh sâu răng.

- Cẩm nang về bệnh sâu răng gồm các mục: 1. Bệnh sâu răng và biểu hiện của bệnh là gì? 2. Nguyên nhân gây sâu răng.

3. Mức độ tiến triển của bệnh sâu răng. 4. Cách phòng và điều trị sâu răng 5. Cách đánh răng đúng.

6. Cách sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng đúng. 7. Thực phẩm tốt cho răng lợi.

8. Cách để có hàm răng trắng và thơm.

Nhóm 3: Bác sĩ tƣ vấn về các tật khúc xạ của mắt

Câu hỏi nội dung:

- Sử dụng kiến thức vật lí để giải thích cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mắt.

- Sử dụng kiến thức vật lí giải thích tác dụng của kính cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị trong việc khắc phục các bệnh về mắt.

Mục tiêu:

Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo và và giải thích nguyên lý hoạt động của mắt. - Mô tả tác dụng, tính chất của các loại kính khắc phục các tật khúc xạ.

Kĩ năng:

- Tư vấn các kiến thức liên quan về các tật khúc xạ.

- Thu thập thông tin: Tìm hiểu các kiến thức cần cho việc khám và tư vấn bệnh răng sâu.

- Kỹ năng tham khảo ý kiến chuyên gia (HS trong quá trình làm sản phẩm, và tạo xong sản phẩm có thể nhờ chuyên gia tư vấn. có thể là phụ huynh làm bác si, có thể là cán bộ trong các phòng khám trên địa bàn).

- Kỹ năng viết cẩm nang.

- Các kĩ năng làm việc nhóm, đánh giá và tự đánh giá.

Sản phẩm:

- Làm được bảng đo độ cận thị viễn thị.

- Thành thạo đo độ cận thị và viễn thị đúng, đọc đúng độ cận và viễn viễn của bệnh nhân.

- Tư vấn đúng các vấn đề liên quan đến bệnh cận thị và viễn thị cho bệnh nhân.

- Cẩm nang về các tất ở mắt gồm các mục sau: 1. Tật khúc xạ là gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học dự án hướng nghiệp nghề bác sĩ​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)