Hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế xã hội
Nguồn vốn tín dụng chính sách, xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội mang lại giá trị và ý nghĩa trên các mặt:
Thông qua vốn tín dụng chính sách, ngƣời dân đã có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm, giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, giúp nhiều hộ dân thoát khỏi cảnh nghèo, tạo điều kiện cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để học tập… từ đó góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sự tham gia của tín dụng chính sách góp phần làm giảm và xóa dần việc cho vay nặng lãi và việc khó khăn cho việc chi trả các khoản chi phí trong sản xuất, từ đó giúp cho hộ nghèo có thể tính toán đƣợc nhu cầu vốn cho sản xuất và lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm chi tiêu để từ đó tạo nên nguồn vốn tự có để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh của chính bản thân ngƣời nghèo.
Các hoạt động cho vay chính sách giúp ngƣời dân tăng thêm lòng tin vào Nhà nƣớc, vào Đảng, vào Chính phủ, từ đó góp phần tích cực vào sự thành công trong công cuộc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng, chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc và là mục tiêu hàng đầu không chỉ ở Việt Nam, mà đó cũng là mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Trong từng giai đoạn phát triển, Chính phủ luôn coi đây là mục tiêu và động lực cho sự phát triển đất nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra nhiệm vụ hàng đầu là “Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, Ngƣời luôn xem nghèo đói là giặc nội xâm, làm cho giống nòi suy yếu và là nhân tố cản trở sự phát triển của đất nƣớc. Từ đó đến nay, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xem là một trong những chiến lƣợc quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo từ Đảng và Chính phủ, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã có những bƣớc tiến khá tốt. Trên cơ sở triển khai đồng bộ có hiệu quả các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm 1.8-2%/năm (từ 7.8% xuống 5.8-6%), riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm bình quân 5% (từ 38.2%
năm 2013 xuống còn 33.2% năm 2014), với những tỷ lệ đạt đƣợc tín dụng chính sách đã thực sự góp phần vào cuộc chiến chống đói nghèo, góp phần vào thực hiện mục tiêu cao đẹp theo định hƣớng XHCN là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
1.2.2.7 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tín dụng chính sách
Chính sách quy trình tín dụng ngân hàng: Nếu chính sách tín dụng tốt, quy trình tín dụng chặt chẽ, cấp tín dụng đúng đối tƣợng sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.
Sự phối hợp của chính quyền địa phƣơng cơ sở và các tổ chức Chính trị - xã hội với ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng chính sách: Nếu sự phối hợp tốt, thông tin hai chiều giữa ngân hàng với chính quyền địa phƣơng cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội kịp thời sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đực của cán bộ tín dụng ngân hàng: Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, am hiểu đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, có đạo đức và có thái độ phục vụ vì ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sẽ nâng cao hiệu quả tín dụng.
Kế hoạch sử dụng vốn vay và ý thức của ngƣời vay: Ngƣời vay có kế hoạch sử dụng vốn vay, sử dụng vốn vay hiệu quả, có ý thức tốt về việc trả nợ và lãi đúng hạn thì vốn vay sẽ có tác dụng tốt trong việc chủ động tạo vốn tự có cho ngƣời vay, từ đó có thể tự chủ trong việc hoạch định và phát triển kinh tế hộ vay.
1.3 Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo 1.3.1 Đối tƣợng vay vốn 1.3.1 Đối tƣợng vay vốn
Hộ nghèo theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30/01/2011, chuẩn Hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân 400,000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500,000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống.
Những hộ không còn sức lao động.
Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án.
Những hộ nghèo đƣợc chính quyền địa phƣơng loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lƣời biếng không chịu lao động.
Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội nhƣ già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nƣớc trợ cấp.
1.3.2 Nguyên tắc vay vốn
Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích vay.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
1.3.3 Điều kiện để đƣợc vay vốn
Hộ nghèo phải có địa chỉ thƣờng trú hợp pháp tại địa phƣơng đƣợc Uỷ ban nhân dân (UBND) xã xác nhận trên Danh sách Hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (Mẫu 03/TD).
Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phƣờng, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
Ngƣời vay vốn là ngƣời đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), là ngƣời ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
Hộ nghèo phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.
1.3.4 Mục đích sử dụng vốn vay
Đầu tƣ mua sắm các loại vật tƣ, cây trồng, vật nuôi, phân bón…, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tƣ làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng ngƣời lao động sáng lập và đƣợc chính quyền địa phƣơng cho phép thực hiện.
Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nƣớc sạch, điện thắp sáng và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông trang trải các chi phí sau:
Tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với trƣờng công lập và theo quy định của nhà trƣờng đối với trƣờng dân lập.
Kinh phí xây dựng trƣờng theo quy định của địa phƣơng phù hợp với quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách (không cho vay mua sách tham khảo, sách nâng cao).
Tiền mua quần áo hoặc trang phục học đƣờng của học sinh theo quy định.
Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phƣơng, Giám đốc NHCSXH cơ sở ƣu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo sản xuất kinh doanh trƣớc, sau đó mới xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu nhà ở, nƣớc sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trƣờng phổ thông.
1.3.5 Mức cho vay
Mức cho vay quy định đối với từng loại mục đích cụ thể nhƣ sau:
Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: mức cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ. Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nƣớc sạch, điện thắp sáng và học tập với mức cho vay cụ thể nhƣ sau:
Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/1hộ.
Cho vay điện thắp sáng, mức cho vay tối đa 1.5 triệu đồng/1hộ.
Cho vay nƣớc sạch, mức tối đa 6 triệu đồng/1hộ.
Cho vay chi phí học tập tại các trƣờng phổ thông: Tổng Giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố quyết định mức cho vay nhƣng không vƣợt quá tổng 4 khoản chi phí học tập cao nhất đƣợc vay.
1.3.6 Lãi suất cho vay
6.6%/năm
Lãi suất nợ quá hạn đƣợc tính bằng 130% lãi suất cho vay.
1.3.7 Thời hạn cho vay
Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với trƣờng hợp cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông).
NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
Mục đích sử dụng vốn vay của ngƣời vay.
Thời hạn thu hồi vốn của phƣơng án đầu tƣ (chu kỳ sản xuất kinh doanh). Khả năng trả nợ của ngƣời vay.
Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
1.3.8 Định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi
Vốn vay đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết. Thu nợ gốc:
NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay tại địa điểm giao dịch theo quy định sau:
Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn.
Món vay trung hạn, dài hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần (6 tháng hoặc 1 năm một lần do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận), Hộ vay đƣợc quyền trả nợ trƣớc hạn.
Thu lãi: Có hai hình thức:
Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần).
Thu lãi theo định kỳ hàng tháng theo Biên lai.
Đối với khoản nợ trong hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng trên số dƣ nợ vay. Lãi chƣa thu đƣợc của kỳ trƣớc chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.
Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó.
Riêng các khoản nợ khó đòi ƣu tiên thu gốc trƣớc thu lãi sau.
Số lãi chƣa thu đƣợc hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế.
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay HN Ngân hàng CSXH Đức Linh – Bình Thuận (1) 0 (6) (6) (7) (8) (2) (3) (5) (4)
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đức Linh - Bình Thuận)
Bƣớc 1: Khi có nhu cầu vay vốn, ngƣời vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bƣớc 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tƣợng đƣợc vay và cƣ trú hợp pháp tại xã.
Bƣớc 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn với Ngân hàng.
Bƣớc 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo với UBND cấp xã (mẫu 04/TD).
Bƣớc 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bƣớc 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bƣớc 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ đƣợc vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bƣớc 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho ngƣời vay. Hộ nghèo NHCSXH Tổ TK&VV UBND cấp xã Tổ chức CTXH cấp xã
2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỨC LINH – BÌNH
THUẬN
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hội Đức Linh –Bình Thuận 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Ngày 31/08/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ Ngƣời nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phục vụ Ngƣời nghèo là một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phƣơng thức các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thông qua hoạt động của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.
Qua 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ Ngƣời nghèo, các tổ chức tài chính quốc tế nhận xét rằng đây là chƣơng trình cho vay ƣu đãi của Chính phủ, chƣa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chƣa có cơ sở cho sự phát triển bền vững vì chƣa nhận đƣợc vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách khác. Tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thƣờng của các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác và Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo chủ trƣơng Nghị quyết đó, NHCSXH đƣợc sử dụng nguồn tài chính do Nhà nƣớc huy động cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay ƣu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy.
PGD NHCSXH Đức Linh đƣợc thành lập theo Quyết định số 63/QĐ-HĐQT ngày 23/10/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Việc thành lập PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đức Linh nhằm phục vụ cho vay đối tƣợng là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Trụ sở đƣợc đặt tại Khu phố 1, Thị trấn Võ Xu, Huyện Đức Linh - Tỉnh Bình Thuận.
Số điện thoại: 0623.886 686 - 0623.887 128
Hình 2.1: Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh – Bình Thuận
Sau 10 năm hoạt động, hệ thống tổ chức mạng lƣới đã đƣợc kiện toàn, củng cố tại Phòng giao dịch huyện huyện gồm 2 tổ chuyên môn, 13 điểm giao dịch xã, thị trấn trên tổng số 13 xã, thị trấn; đội ngũ cán bộ gồm 10 ngƣời. Đến nay Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện làm việc ổn định, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách nhanh chóng tiếp cận với tín dụng ƣu đãi. Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh - Bình Thuận đã trải qua một chặng đƣờng phấn đấu không mệt mỏi. Từ ngày thành lập đến nay, qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, chi nhánh không ngừng đổi mới về mọi mặt và đã đạt đƣợc những thành
tựu to lớn nhƣ hôm nay, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển quê hƣơng Đức Linh ngày càng giàu đẹp.
Ngân hàng đã phát huy tốt các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Tổng dƣ nợ cho vay đến cuối năm 2014 là 202,423,000,000 (Hai trăm lẻ hai tỷ bốn trăm hai mƣơi ba triệu đồng). Với sự huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội đã đƣa đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đến đối tƣợng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên toàn huyện, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và là gƣơng điển hình sản xuất kinh doanh giỏi. Từ đó, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân trên địa