7. Kết cấu của khoá luận
3.1. Phƣơng hƣớng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT
Từ thực trạng định hƣớng nghề nghiệp của học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh chúng ta có thể nhận thấy rằng việc định hƣớng nghề nghiệp rất quan trọng đối với mỗi học sinh nó ảnh hƣởng trực tiếp tới sự nghiệp, tƣơng lai của cả một đời ngƣời vì thế việc định hƣớng đúng sẽ mang lại hiệu quả cao giúp các em học sinh có đƣợc những bƣớc đi đúng đầu tiên. Tuy nhiên trên thực tế việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh nói riêng và đối với học sinh THPT cả nƣớc nói chung bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt đƣợc thì còn tồn tại những hạn chế cần đƣợc khắc phục từ các phía nhƣ nhà trƣờng, gia đình, địa phƣơng hay sự tự định hƣớng của bản thân các em học sinh. Đối với vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cần phải đƣa ra những giải pháp để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc và khắc phục những hạn chế còn tồn tại từ đó có thể thực hiện công tác hƣớng nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề nghiệp tác giả đã đƣa ra một số giải pháp định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh. Để từ đó có thể mang lại hiệu quả cao hơn nữa khi thực hiện công tác định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT Đông Thụy Anh, góp phần giúp các em có những hƣớng đi tốt nhất, đúng nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai.
3.1. Phƣơng hƣớng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh Đông Thụy Anh
* Đối với Nhà trường
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhà trƣờng về tầm quan trọng của công tác định hƣớng nghề nghiệp.
Thứ hai, Nhà trƣờng cần phải tăng cƣờng công tác hƣớng nghiệp cho học sinh, xây dựng cho học sinh những định hƣớng trong tƣơng lai của mình dựa vào khả năng, năng lực của bản thân sau khi tham gia vào các hoạt động định hƣớng nghề nghiệp.
Thứ ba, Nhà trƣờng phải đảm bảo về chất lƣợng của đội ngũ thực hiện công tác hƣớng nghiệp. Xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp để phụ trách hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp, đồng thời hỗ trợ, hƣớng dẫn, tƣ vấn cho học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai.
Thứ bốn, tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp học sinh định hƣớng và lựa chọn nghề. Học sinh cần đƣợc trang bị những kiến thức về thị trƣờng lao động, về thế giới nghề nghiệp, về các yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động. Nhà trƣờng cần cải tiến chƣơng trình hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp phù hợp với thực tế của từng trƣờng, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng trên cơ sở nội dung hƣớng nghiệp đã đƣợc ban hành. Ngoài ra, cần lồng ghép hƣớng nghiệp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá.
Thứ năm, đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hƣớng nghiệp. Tăng cƣờng kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động hƣớng nghiệp; hội phụ huynh, doanh nghiệp và các lực lƣợng xã hội khác cần hỗ trợ kinh phí cho các trƣờng THPT để có thể tổ chức tốt những hoạt động hƣớng nghiệp.
Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh. Nhà trƣờng cần mời các chuyên gia tƣ vấn hƣớng nghiệp có uy tín, kết hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và kết hợp với doanh nghiệp để tƣ vấn nghề cho học sinh.
Thứ bảy, các trƣờng đại học cao đẳng cần có nhiều thông tin hơn nữa về vai trò ngành nghề đào tạo của trƣờng đối với sự phát triển của xã hội, định hƣớng đƣợc hƣớng đi sau khi đã đƣợc đào tạo xong chƣơng trình của nhà trƣờng.
* Đối với các chính quyền đoàn thể, địa phương
Tích cực tuyên truyền những thông tin, chƣơng trình, chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về những vấn đề liên quan đến việc làm.
Xây dựng kế hoạch bƣớc đầu thực hiện việc định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên nói chung và học sinh nói riêng trên địa bàn xã, phƣơng, thị trấn.
Phát động các phong trào học nghề truyền thống ở địa phƣơng đồng thời bảo vệ và phát triển các làng nghề truyền thống. Ủng hộ thanh niên trong vấn đề khởi nghiệp.
Có sự liên kết với các đơn vị nghề nghiệp trong công tác định hƣớng nghề nghiệp.
Có sự đầu tƣ thỏa đáng đối với các hoạt động định hƣớng nghề nghiệp ở địa phƣơng.
* Đối với gia đình
Xây dựng môi trƣờng sống yêu thƣơng cho con cái từ đó làm tốt công tác tƣ tƣởng để nhằm định hƣớng đúng đắn nghề nghiệp cho con cái trên cơ sở phù hợp với tâm tƣ, nguyện vọng, năng lực của con cái.
Tạo điều kiện tốt nhất cho con cái trong việc tiếp nhận các thông tin về nghề nghiệp thông qua các cách thức khác nhau.
Tôn trọng quyết định của con cái, đƣa ra những lời khuyên hữu ích trong việc định hƣớng nghề nghiệp.
Dựa trên các phƣơng tiện truyền thông, các kênh thông tin để nắm bắt những ngành nghề mới để có thể hỗ trợ con cái trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Kết hợp chặt chẽ với nhà trƣờng để đƣa ra những biện pháp định hƣớng đúng đắn nhất cho con cái.
* Đối với học sinh
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn.
Xác định đƣợc năng lực của bản thân từ đó có thể biết đƣợc mình phù hợp với ngành nghề công việc gì, sớm có những định hƣớng cho tƣơng lai.
tiêu ban đầu mình đề ra.
Có kế hoạch tham gia tích cực các hoạt động định hƣớng nghề nghiệp của Nhà trƣờng, gia đình và địa phƣơng nơi đang hoạt động và sinh sống.
Tiếp thu những lời khuyên của thế hệ đi trƣớc từ đó đƣa ra quyết định sáng suốt cho tƣơng lai tránh việc hối hận sau này.
Có thái độ tích cực đối với vấn đề định hƣớng nghề nghiệp, tránh việc thờ ơ không quan tâm đến tƣơng lai.
Tìm hiểu kĩ thực tế xã hội đang cần gì và mình có thể đáp ứng đƣợc những gì để từ đó định hƣớng bản thân theo hƣớng đó.
Chủ động trong việc tìm kiếm ngành nghề cho bản thân qua các kênh thông tin khác nhau tuy nhiên phải có sự chọn lọc tránh những nguồn thông tin sai lệch.
Không ỷ lại vào ngƣời khác về vấn đề định hƣớng nghề nghiệp, quyết định đƣa ra phải phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình và xã hội.