Nâng cao sự nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT đông thụy anh (huyện thái thụy, tỉnh thái bình) thực trạng và giải pháp​ (Trang 57)

7. Kết cấu của khoá luận

3.2.4. Nâng cao sự nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc

hướng đúng nghề nghiệp trong tương lai

Là ngƣời trực tiếp làm những công việc và nghề nghiệp trong tƣơng lai mà hiện tại mình đang lựa chọn, học sinh cần đƣợc nâng cao nhận thức về việc chọn đúng nghề đúng nghiệp, tránh những hối hận trong tƣơng lai. Việc chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tƣơng lai. Chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tƣơng lai không thực sự an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời đƣợc câu hỏi: Làm thế nào chọn đƣợc một nghề phù hợp. Chính những nghĩ suy và trăn trở rằng tôi có phù hợp nghề này hay không, tôi có thực sự yêu thích nghề này hay không, nghề này có tƣơng lai hay không… là những vấn đề cần đƣợc giải quyết khi bắt đầu quá trình chọn một nghề phù hợp.

Trƣớc hết đối với học sinh cần phải vƣợt qua sự tác động của những tƣ tƣởng và một số quan điểm chƣa thực sự đúng đắn và hợp lý khi lựa chọn nghề nghiệp nhƣ: Chọn nghề theo sự bắt buộc của gia đình, chọn theo may rủi, chọn nghề theo “ mác”, theo “ nhãn”, chọn nghề nghiệp nổi tiếng dễ kiếm tiền, chọn nghề “ gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hi sinh, chọn nghề mà không nghĩ đến những điều kiện có liên quan nhƣ: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…

Muốn chọn nghề phù hợp thực sự, cần phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình định hƣớng nghề nghiệp. Không thể chờ đợi việc đƣợc

hƣớng nghiệp mà bản thân mỗi ngƣời phải chủ động thực hiện sự tự định hƣớng nghề nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân. Bằng cách tìm hiểu các kênh thông tin của Nhà trƣờng, phụ huynh cung cấp, ngoài ra còn qua sự giới thiệu của bạn bè, ngƣời thân, cần tích cực chủ động trong tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Để chọn nghề phù hợp nhất thiết mỗi học sinh cần phải: Tìm hiểu nhiều nhất có thể các dạng nghề nghiệp trong xã hội. Vì hiện tại ngoài những công việc mang tính truyền thống nhƣ: sƣ phạm, y tế, công an, luật sƣ, nhà báo,… còn rất nhiều ngành nghề mới khác hấp dẫn và phù hợp năng lực của nhiều bạn học sinh.

Trong mỗi ngành nghề điều tối thiểu là phải biết yêu cầu, triển vọng về nghề nghiệp, mức lƣơng, thị trƣờng lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả về môi trƣờng làm việc, những thử thách nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề nghiệp là điều cũng rất quan trọng. Muốn chọn nghề nghiệp phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tƣợng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động. Tìm hiểu về chính bản thân mình để có thể tìm nghề phù hợp. Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng nhƣ những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bƣớc đầu định hƣớng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hƣớng cuộc sống của chính mình.

“ Phải đánh giá thật chính xác về phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. Việc tìm hiểu về năng lực của bản thân nhƣ chỉ số IQ, CQ, EQ hay những khả năng cụ thể khác nhƣ sắc giác, chú ý (sức tập trung, sức phân phối…), quan sát, tƣ duy không gian, trí nhớ sơ đồ, tƣởng tƣợng sáng tạo, ngôn ngữ… là những yêu cầu quan trọng. Điều này có thể thực thi thông qua một số bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phải xác định thực sự đƣợc khả năng học tập và khả năng thi tuyển của cá nhân.”

nghiêm túc: nghề mình yêu thích và những nghề có thể chấp nhận khi không có điều kiện lựa chọn cho bản thân.

Việc tìm hiểu chính bản thân về phƣơng diện năng lực và phẩm chất sẽ giúp cá nhân so sánh chính mình với yêu cầu của lƣợc đồ nghề nghiệp để chọn nghề hoặc chọn nhóm nghề phù hợp nhất

Bên cạnh đó, nên tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để có thể tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề, tham quan thực tế nghề nghiệp, “thử “ đến về nghề… để có những định hƣớng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp.

Có thái độ tích cực khi tham gia các chƣơng trình hƣớng nghiệp mà Nhà trƣờng, địa phƣơng tổ chức. Tham khảo một số ý kiến về định hƣơng nghề nghiệp của phụ huynh.

Xác định nghề nghiệp lựa chọn ngay từ những năm đầu của cấp THPT, sau khi đã xác định rõ đƣợc nghề nghiệp cho bản thân trong tƣơng lai phải lập kế hoạch học tập cụ thể để theo đuổi ƣớc mơ với nghề, kiên định mục tiêu ban đầu đã chọn, tránh việc thay đổi sự lựa chọn khác nhau gây giảm hiệu quả trong quá trình thực hiện.

3.2.5. Các chính quyền đoàn thể ở địa phương quan tâm hơn nữa đối với công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên địa bàn

Qua thực trạng đã tìm hiểu thì ta có thể thấy rằng vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh của các cấp chính quyền đoàn thể trên địa bàn huyện Thái Thụy có đƣợc thực hiện tuy nhiên còn chƣa đƣợc hiệu quả, quy mô còn nhỏ và chƣa thực sự phổ biến. Hiện nay việc định hƣớng nghề nghiệp không còn ở phạm vi của Nhà trƣờng hay của gia đình mà nó là cả vấn đề của xã hội, để giảm tình trạng sinh viên ra trƣờng thất nghiệp, thanh thiếu niên không có việc làm thì bƣớc đầu tiên đó chính là khâu định hƣớng nghề nghiệp. Để làm tốt hơn nữa công tác định hƣớng nghề nghiệp ở địa phƣơng ta cần thực hiện theo mọt số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp chính quyền đoàn thể ở đại phƣơng trong công tác định hƣớng nghề nghiệp cho các đối tƣợng trên địa bàn trong đó có học sinh. Để làm đƣợc việc này trƣớc hết phải nâng cao nhận

thức của các cấp chính quyền về hiện trạng thất nghiệp hiện nay, kiến thức thực tế về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp thông qua các buổi tập huấn cho cán bộ, công nhân viên trong địa bàn.

Thứ hai, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, đƣa các bài viết nói về nghề nghiệp nhất là vấn đề tuyển dụng vào trong các chuyên mục phát thanh của xã, phƣờng, thị trấn từ đó nâng cao nhận thức của ngƣời dân.

Thứ ba, lập kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh trên địa bàn xã để đảm bảo đầu ra cho thanh niên.

Thứ tƣ, khuyến khích các thanh niên trẻ ở địa phƣơng khởi nghiệp bằng các cho vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện về mọi mặt. Hiện nay vấn đề khởi nghiệp của thanh niên đã và đang đƣợc nhà nƣớc quan tâm và hỗ trợ, làm tốt công tác này các địa phƣơng sẽ giảm đƣợc tình trạng ngƣời thất nghiệp và thiếu việc làm. Nó cũng là một hình thức hƣớng nghiệp cho học sinh rèn luyện ý chí phấn đấu đƣơng đầu với mọi khó khăn và thử thách.

Thứ năm, địa phƣơng có chính sách cho vay vốn sinh viên để có thể giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho các em học sinh có thể học tập, theo đuổi ƣớc mơ nghề nghiệp.

Thứ sáu, các cấp chính quyền phối hợp với các địa phƣơng khác thƣờng xuyên mở các buổi ngoại khóa về tƣ vấn nghề nghiệp đối tƣợng là thanh niên học sinh thông qua các hoạt động vui chơi học tập, mời các chuyên gia tƣ vấn nghề nghiệp về để tƣ vấn giải đáp thắc mắc và định hƣớng xu hƣớng nghề nghiệp hiện tại của xã hội. Nắm bắt đƣợc những kiến thức này các em học sinh sẽ có thể có những định hƣớng cho bản thân về nghề nghiệp trong tƣơng lai.

Thứ bảy, kết hợp giữa gia đình, Nhà trƣờng và các tổ chức đoàn thể trong vấn đề định hƣớng nghề nghiệp.

Thứ tám, có sự đầu tƣ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động định hƣớng. Để đảm bảo thực hiện đƣợc những giải pháp trên thì việc đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ là rất quan trọng, nguồn vốn có thể kêu gọi sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Lập kế hoạch chi tiết

phù hợp, tiết kiệm kinh phí mà hoạt động định hƣớng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ thực trạng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Đông Thụy Anh, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện công tác định hƣớng thì vẫn tồn tài những hạn chế. Trên cơ sở những hạn chế cần khắc phục đó đã đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng và những giải pháp để khác phục hạn chế. Cần có sự quan tâm của các khách thể tham gia định hƣớng hơn nữa tới đối tƣợng đƣợc định hƣớng. Sự kết hợp giữa Nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ làm cho công tác định hƣớng đạt đƣợc những hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp để vấn đề định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh đạt hiệu quả cao thì cần phải thực hiện những phƣơng hƣớng và các giải pháp sao cho tốt nhất. Làm tốt công tác này sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, vấn đề định hƣớng nghề nghiệp sẽ đƣợc giải quyết.

KẾT LUẬN

“ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ chóng mặt nhƣ vũ bão, báo trƣớc sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, đặc biệt là việc sử dụng robot, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa thay thế con ngƣời trong lao động.”

Bên cạnh những cơ hội mới đƣợc mở ra, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại những thách thức to lớn, ví dụ nhƣ có thể phá vỡ thị trƣờng lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con ngƣời trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.

Trên thực tế, có rất nhiều bạn chọn nghề theo sự áp đặt của gia đình, theo nhãn mác, theo xu hƣớng có thu nhập cao, theo trào lƣu, theo bạn bè. Nhiều bạn đăng ký thi hoặc chọn nghề gấp rút mà không suy xét kỹ chọn nghề có phù hợp với năng lực, đam mê hứng thú và nó có giúp mình phát huy hết tiềm năng hay không. Chính vì vậy sau khi ra trƣờng, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải làm trái ngành nghề, phải học lại, chọn lại nghề mới nhƣ vậy sẽ gây lãng phí về thời gian, công sức cho bản thân, thiệt hại về tài chính cho gia đình và xã hội. Chính vì những lí do trên thì việc định hƣớng nghề nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi ngƣời nhất là đối vơi học sinh cấp THPT đang chuẩn bị rời xa vòng tay của cha mẹ bƣớc vào guồng quay của xã hội, nếu nghề nghiệp chọn không đúng sẽ ảnh hƣởng tới sự nghiệp, ảnh hƣởng đến sự thành bại của mỗi ngƣời.

Việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT nói chung và THPT Đông Thụy Anh nói riêng không chỉ là trách nhiệm riêng của gia đình, Nhà trƣờng mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Các chính quyền đoàn thể trên địa bàn huyện Thái Thụy cần có sự kết hợp với gia đình Nhà trƣờng để có sự định hƣớng cho học sinh trong công tác hƣớng nghiệp. Tuy nhiên đối với mỗi em học sinh nói chung và các em học sinh THPT Đông Thụy Anh nói riêng đối với việc định hƣớng nghề nghiệp phải tự chủ động cho chính bản thân vì nó quyết định trực tiếp tới tƣơng lai của mình, không nên ỷ lại vào ngƣời khác. Định hƣớng đƣợc nghề nghiệp và chọn nghề nghiệp đúng sẽ mang lại thành công cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Danh Ánh (2005), "Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông". Tạp chí giáo dục, số 121

3. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Bách khoa toàn thƣ Wikipedia.org

5. Báo dân sinh, Thái Bình: Hơn 10.000 cơ hội nghề nghiệp tại Ngày hội tư

vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm, cập nhật ngày 11/04/2019

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lí dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông “ Định hướng nghề nghiệp sớm : Bước đột +phá trong giáo dục”

đăng ngày 25/01/2018.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đổi mới Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo dục hướng nghiệp qua giáo dục

nghề phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 10,

11, 12. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Một số cơ sở của công tác hướng nghiệp

cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn

tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông. Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

12. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT

trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học

Khoa học xã hội và nhân văn.

13. Phạm Tất Dong (2003), Sự lựa chọn tương lai, Nxb Tuổi trẻ, Hà Nội Phạm Tất Dong (2004), "Định hướng giáo dục hướng nghiệp trong trường

14. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1987), Giáo trình công tác hướng nghiệp

trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2006 ), Giúp bạn chọn nghề, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

16. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh và Phạm Mai Thu (2006), Hoạt động

giáo dục hướng nghiệp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Khánh Duy, Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học: Nắm chắc để

chọn đúng, Báo Vĩnh Long, cập nhật ngày 25/12/2016.

18. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2003), "Nhu cầu tư vấn học đường tại các trường phổ thông trung học trong thành phố Hồ Chí Minh hiện nay",

Viện 154 Nghiên cứu Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM.

19. Trần Thị Dƣơng Liễu (2014), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí

Minh, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, lƣu Thƣ viện Quốc gia.

20. Phạm Ngọc Linh (2013), “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT”,

Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội

21. Lƣơng Thị Khánh Ly (2007) ,” Đặc điểm tâm lý học sinh THPT”, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học, trƣờng Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn.

22. Trần Ngọc Trà Ninh (2013), Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình công nhân lao động ở thành phố

Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, lƣu Thƣ viện quốc

gia.

23. Tỉnh Đoàn Thanh niên – trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình, Kế hoạch tổ chức “ Ngày hội tư vấn tuyển sinh giới thiệu việc làm cho thanh niên

tỉnh Thái Bình 2019”, số 01, ngày 01/04/2019

24. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý

25. Trƣờng THPT Đông Thụy Anh, Các kế hoạch ngoại khóa về vấn đề định hướng nghề nghiệp.

26. Nguyễn Phƣơng Toàn (2011), “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT đông thụy anh (huyện thái thụy, tỉnh thái bình) thực trạng và giải pháp​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)