Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã bằng lang huyện quang bình tỉnh hà giang​ (Trang 38 - 40)

3.2.2.1. Tài nguyên đất

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bằng Lang đến năm 2017

ĐVT: Ha

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 7.202,94 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 6.722,41 93,33

- Đất lúa nước DLN 589,63 8,77

- Đất trồng lúa nương LUN

- Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 302,20 4,5 - Đất trồng cây lâu năm CLN 388,80 5, 8 - Đất rừng phòng hộ RPH 2.345,06 34,88 - Đất rừng đặc dụng RDD - Đất rừng sản xuất RSX 3.087,40 45,92 - Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,32 0,13 - Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN 262,05 3,64

3 Đất chưa sử dụng CSD 218,48 3,03

(Nguồn: Số liệu của UBND xã Bằng Lang; số liệu thống kê huyện Quang Bình)

Qua bảng trên cho thấy, xã Bằng Lang có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 92 %, đặc biệt là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ, đây là điều kiện thuận lợi thực hiện công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, phục vụ chăn nuôi, tạo nguồn sinh kế cho nhân dân sống từ rừng. Ngoài ra xã Bằng Lang còn có diện tích đất trồng lúa tương đối lớn gần 600 ha phục vụ sản xuất, đây là điều kiện để cho nhân dân tham canh tăng năng suất phát triển kinh tế từ nông nghiệp.

3.2.2.2. Tài nguyên nước

dụng tối đa nguồn nước này bằng 34 đập tràn phục vụ tưới tiêu cho 445,8 ha lúa nước.

Nguồn nước sản xuất khác là 03 hồ nhân tạo phục vụ tưới tiêu cho 21,0 ha. Để duy trì nguồn nước mặt tự nhiên này được lâu dài, bền vững, cần chú trọng công tác bảo vệ rừng đầu nguồn.

Nguồn nước mạch nông ở Bằng Lang khá dồi dào. Theo số liệu điều tra tại 11 thôn có 68,7% hộ sử dụng nước giếng đào ở độ sâu từ 5-10m. Các giếng đều có đủ nước kể cả mùa khô. Chất lượng nước sinh hoạt khá tốt. 31,3% sử dụng nguồn cấp nước tập trung thông qua hệ thống bể lắng và nguồn nước suối tự chảy.

Tuy nhiên trữ lượng và chất lượng các nguồn nước này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào độ che phủ của rừng đầu nguồn, việc chăn thả gia súc và vị trí chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình.

- Nguồn nước ngầm ở Bằng Lang và khu vực lân cận chưa có số liệu điều tra cụ thể. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm tài nguyên nước ngầm; căn cứ địa hình, địa mạo của vùng dự án, cho phép đánh giá ban đầu, có khả năng có nước ngầm ở độ sâu 70m - 100m, với trữ lượng lớn là rất cao, trong tương lai có thể đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung đồng bộ đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân toàn xã.

Tóm lại, các điều kiện tự nhiên của xã là ổn định, thuận lợi, có đủ điều kiện cho tổ chức sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung; xây dựng một địa bàn dân cư có đủ mọi điều kiện để phát triển bền vững lâu dài.

3.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã có một số mỏ chì, kẽm qua quá trình khảo sát đã được đưa vào khai thác, tuy nhiên hầu hết có trữ lượng không lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã có trữ lượng ít, phân tán, một số mỏ phân

bố ở vị trí khó khai thác, giao thông đi lại khó khăn, hiện tại hầu hết các điểm mỏ chưa được đánh giá cụ thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng. Trong tương lai cần phải tiến hành điều tra khảo sát đánh giá cụ thể nguồn tài nguyên khoáng sản này để xây dựng kế hoạch khai thác phục vụ phát triển công nghiệp của xã nói riêng và của huyện Quang bình nói chung.

Cụ thể mỏ chì tại thôn Tiến Yên, mỏ vàng tại thôn Khun nhưng trữ lượng không lớn đã dừng khai thác từ lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã bằng lang huyện quang bình tỉnh hà giang​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)