03 thôn điều tra
3.4.3.1. Tình hình thực hiện tiêu chí 10 - Thu nhập
Từ tài liệu điều tra chọn mẫu của 120 hộđại diện cho 03 thôn: Hạ, Hạ Thành, Trung và được điều tra theo hướng sản xuất gồm hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề, hộ kiêm dịch vụ thương mại. Sau khi thực hiện việc phỏng vấn được tập hợp qua bảng 15 cho thấy, trong kinh tế hộ thì chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Số liệu điều tra cho thấy tình hình cơ bản về chủ hộ nông dân giữa các thôn là rất khác nhau. Về tình hình chủ hộ nông dân điều tra, trong tổng số 120 hộ điều tra có 70,83% chủ hộ nông dân là nam giới và 29,17% là nữ giới.
Xét về chất lượng lao động, trong 120 hộ điều tra, chủ hộ có trình độ học vấn lớp 1-5 là 29 người, lớp 6-9 là 54 người và lớp 10-12 là 47 người. Như vậy các chủ hộđa phần là có trình độ từ lớp 6-9. Bên cạnh đó, tỉ lệ được đào tạo nghề của thôn Hạ là cao nhất so với thôn Hạ Thành và thôn Trung với lần lượt là 62,5%, 30% và 27,5%. Do có trình độ văn hóa và kiến thức trong trồng trọt và chăn nuôi cùng với khả năng tiếp cận với các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh đó được tiếp cận với các Chương trình, tập huấn nên tỉ lệ hộ nghèo của thôn Hạ là thấp nhất với 7,5%, cao nhất là thôn Hạ Thành với 17,5% đây là tỉ lệ khá cao khi tỉ lệ hộ nghèo trung bình của xã là 9% (năm 2017).
Bảng 3.14: Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2017 STT Chỉ tiêu Thôn Hạ Thôn Hạ Thành Thôn Trung Chung 3 thôn SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) TS hộđiều tra 40 100 40 100 40 100 120 100 1 Giới tính của chủ hộ - Nam 28 70,0 30 75 27 67,5 85 70,83 - Nữ 12 30,0 10 25 13 32,5 33 29,17 2 Theo trình độ văn hóa - Lớp 1-5 6 15,0 9 22,5 14 35,0 29 24,17 - Lớp 6-9 22 55,0 17 42,5 15 37,5 54 45 - Lớp 10-12 12 30,0 14 35,0 11 27,5 37 30,83
3 Theo chuyên môn
- Đã qua đào tạo nghề, các lớp tập huấn NLN 62,5 12 30,0 11 27,5 48 48,0 - Chưa qua đào tạo 15 37,5 28 70,0 29 72,5 72 72 4 Theo thu nhập - Nhóm Hộ giàu 5 12,5 3 7,5 2 5 10 8,3 - Nhóm Hộ khá 12 30 13 32,5 10 25 35 29,17 - Nhóm Hộ TB 20 50 17 42,5 24 60 61 50,83 - Nhóm Hộ nghèo 3 7,5 7 17,5 4 10 14 11,7
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trên thực tế, các lớp tập huấn, đào tạo nghề khá quan trọng khi nó góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho người dân thông qua các lớp đào tạo nghề, tập huấn và chuyển giao công nghệ. Điều này, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vì họ có thể áp dụng vào việc sản xuất. Như vậy, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của các chủ hộ là rất quan trọng, nó
quyết định đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ gia đình từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí thu nhập.
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của các hộ Nông dân được điều tra
ĐVT: Triệu đồng
Xã Phân Loại hộ Thu nhập BQ/nhân khẩu/ năm 2015 2016 2017 Thôn Hạ Hộ giàu 37,30 38,28 40,30 Hộ khá 31,40 34,20 38,40 Hộ trung bình 13,80 18,50 22,80 Hộ nghèo 8,25 8,25 8,50 Bình quân 22,68 24,80 27,50 Thôn Hạ Thành Hộ giàu 36,20 38,40 39,40 Hộ khá 30,00 32,21 36,21 Hộ trung bình 11,20 20,15 22,15 Hộ nghèo 7,70 7,70 8,40 Bình quân 21,27 24,61 26,54 Thôn Trung Hộ giàu 37,35 37,45 39,33 Hộ khá 30,47 32,7 36,46 Hộ trung bình 10,35 20,74 24,32 Hộ nghèo 7,86 8,02 8,23 Bình quân 21,50 24,72 27,08
(Nguồn: Số liệu thu thập từ phiếu điều tra)
Bảng 15, đánh giá được thu nhập bình quân/nhân khẩu/năm của các nhóm hộ được tham gia điều tra trên địa bàn 03 thôn: Hạ, Hạ Thành, Trung của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang năm 2017 đạt lần lượt là thôn Hạ: 27,50 triệu đồng, thôn Trung: 27,08 triệu đồng, thôn Hạ Thành: 26,54 triệu đồng và đều đáp ứng được tiêu chí về thu nhập của Nông thôn mới. Trên thực tế, xã Bằng Lang là một xã có xuất phát điểm khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới thấp nên trong quá trình thực hiện các nhóm tiêu chí nhất là nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, mặt khác do là xã thuần nông phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, đầu tư của các doanh nghiệp về xã chưa có, chưa trở thành định hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các hình thức tổ chức sản xuất và
dịch vụở các thôn, bản chậm phát triển. Không có khu, cụm công nghiệp thu hút lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn khá thấp, hàng hóa nhỏ lẻ không có thị trường tiêu thụ. Mặt khác, kỹ năng canh tác của bà con nông dân còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chưa cao, người dân không có nhiều nghề phụ, do đó thu nhập vẫn ở mức chưa bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới, nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt lãnh đạo của xã, sự đoàn kết ủng hộ của nhân dân đã sản xuất ra một số loại nông sản hàng hóa khác thu được hiệu quả kinh tế cao dẫn đến thu nhập năm 2017 tăng trưởng khá tốt đáp ứng được yêu cầu trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.
3.4.3.2: Tình hình thực hiện tiêu chí 11- Hộ nghèo
Bảng 3.16: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Bằng Lang và 3 thôn điều tra
ĐVT: % STT Chỉ tiêu Tiêu chí Hộ nghèo trong NTM Chung toàn xã Thôn Hạ Thôn Hạ Thành Thôn Trung 1 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 < 10% 12 10 13 14,5 2 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 < 10% 9,8 9,5 11 12 3 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 < 10% 9 7,89 9,7 10,5
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Bằng Lang và phiếu điều tra)
Bảng 16 đánh giá được tỉ lệ hộ nghèo năm 2015 là cao nhất với 12 % đến năm 2016, tỉ lệ này giảm xuống còn 9,8% và đáp ứng điều kiện đạt Nông thôn mới và năm 2017, tỉ lệ này giảm xuống còn 9%. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành
vốn, việc tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật của một bộ phận không ít còn thụ động, thiếu năng lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Theo đánh giá của UBND xã Bằng Lang, số hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo nếu không có các biện pháp thực hiện việc giảm nghèo bền vững. Theo số liệu thống kê, thôn Hạ có tỉ lệ hộ nghèo khá thấp so với tỉ lệ của toàn xã và so với 02 thôn Hạ Thành và Trung. Thôn Trung là thôn duy nhất trong 03 thôn được điều tra chưa đáp ứng được tiêu chí Nông thôn mới khi có tỉ lệ hộ nghèo là 12% và 10,5% vào năm 2016 và 2017.
3.4.3.3. Tình hình thực hiện Tiêu chí 12 – Lao động có việc làm
Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động có việc làm theo ngành nghề tại thôn điều tra
ĐVT: %.
Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Thôn Hạ 90,60 92,02 94,87 - LĐ nông nghiệp 72,43 70,43 68,34 - LĐ kiêm 7,15 9,26 7,03 - LĐ ngành nghề 5,30 7,13 9,23 - LĐ dịch vụ - thương mại 5,72 5,2 10,27 2 Thôn Hạ Thành 90,06 91,13 91,59 - LĐ nông nghiệp 75,67 76 76,5 - LĐ kiêm 10,60 10,5 10,15 - LĐ ngành nghề 2,36 4,13 2,94 - LĐ dịch vụ - thương mại 1,43 1,5 2 3 Thôn Trung 93,98 94,65 95 - LĐ nông nghiệp 80,94 81,58 81,97 - LĐ kiêm 9,32 9,86 9,50 - LĐ ngành nghề 2,56 1,98 22,13 - LĐ dịch vụ - thương mại 1,16 1,23 1,76
Bảng 17 cho biết tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang từ năm 2015 đến 2017. Tiêu chí chuẩn Nông thôn mới là >= 90% tỷ lệ lao động có việc làm. Năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm của thôn Hạ là 90,06%; năm 2016 là 92,02%; năm 2017 là 94,87%, trong đó: Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ lần lượt là: 72,43% năm 2015; 70,43% năm 2016; 68,34% năm 2017. Do lao động tại Thôn Hạ có sự dịch chuyển sang các ngành nghề khác. Trong 03 thôn được điều tra, thôn Trung là thôn có tỉ lệ lao động có việc làm cao nhất chiếm lần lượt là 93,98 % năm 2015; 94,65% năm 2016 và 95% năm 2017. Tuy nhiên, tỉ lệ làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp của thôn này khá cao so với thôn Hạ và thôn Hạ Thành. Bên cạnh đó, lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là rất thấp. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong kết cấu kinh tế - xã hội của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Để thực hiện và duy trì tiêu chí số 12, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cần có những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, bên cạnh đó cũng cần chuyển dịch dần cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp từ đó phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, từng bước hoàn thành tiêu chí trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới đề ra.
87 88 89 90 91 92 93 94 95 96
Thôn Hạ Thôn Trung Thôn Hạ Thành
2015 2016 2017
3.4.3.4. Tình hình thực hiện tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất
Qua tham vấn một số cán bộ và người dân trong xã Bằng Lang, huyện Quảng Bình, tỉnh Hà Giang, tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí khó hoàn thành nhất trong thực hiện Nông thôn mới khi người dân vùng cao đã quen thuộc với các phương pháp canh tác truyền thống với ít sự hợp tác, liên kết trong sản xuất cũng như kinh doanh.
Bảng 18 cho thấy từ khi thực hiện Chương trình Nông thôn mới đến năm 2015 xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có 02 Hợp tác xã. Tuy nhiên, năm 2016 đánh dấu sự chuyển mình tích cực trong hình thức tổ chức sản xuất của xã Bằng Lang, khi người dân được tuyên truyền và nhận ra sự hiệu quả từ Tổ hợp tác và Hợp tác xã trong sản xuất Nông nghiệp. Theo số liệu điều tra được lấy từ Báo cáo của UBND xã Bằng Lang, năm 2016 có 03 Hợp tác xã và 11 Tổ hợp tác được thành lập. Tại 03 thôn được điều tra, chỉ có thôn Hạ là có 01 Hợp tác xã (Hợp tác xã sản xuất Miến dong), bên cạnh đó, mỗi thôn có 01 Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh. Thôn Hạ có 01 tổ hợp tác chăn nuôi lợn; Thôn Hạ Thành có 01 tổ hợp tác chăn nuôi bò; Thôn Trung 01 tổ hợp tác sản xuất mạ khay và máy cấy.
Bảng 3.18: Tổng hợp các loại hình hợp tác
STT Chỉ tiêu ĐVT toàn xã Chung Thôn Hạ Thôn HThành ạ Trung Thôn
1 Số HTX HTX 3 01 0 0
2 Tổ hợp tác Tổ 11 01 01 01
(Nguồn: Số liệu điều tra từ các Báo cáo của UBND xã Bằng Lang)
Theo tiêu chuẩn Theo tiêu chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia để đạt tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất thì phải có tổ hợp tác, HTX hoạt động hiệu quả, xã đã đạt tiêu chí 13 năm 2016 và năm 2017 với lần lượt 03 Hợp tác xã và 11 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, xã Bằng Lang chưa có các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề Công nghiệp, đặc biệt, không có các Trang trại trồng trọt. Điều này thể hiện sự manh mún, sản xuất thiếu tập trung của người dân xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó,
các Hợp tác xã và Tổ hợp tác chủ yếu hình thành để người dân cùng tham gia sản xuất Nông nghiệp với quy mô nhỏ, do đó chưa có doanh thu cao và chưa tạo được nhiều công ăn việc làm cho một số lao động nông nhàn.
3.4.3.5. Đánh giá chung
Bên cạnh những thành tựu trong chương trình xây dựng NTM như đã nêu trên, ởđịa bàn xã Bằng Lang do một số các nguyên nhân mà vấn đềđặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết là:
(1) Sự phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân còn chậm, chưa bền vững, các hình thức tổ chức sản xuất còn manh mún.
(2) Để phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, trước hết người chủ hộ phải dựa vào vốn tự có là chủ yếu, do vậy nhiều hộ có ý thức phát triển kinh tế nhưng không có đủ điều kiện, nếu đáp ứng được nguồn vốn vay hoặc sự hỗ trợ từ các dự án thì chắc chắn kinh tế nông hộ của vùng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thu nhập của hộ sẽ được nâng cao hơn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
(3) Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn yếu và thiếu, đáng chú ý ởđây hệ thống thuỷ lợi nội đồng còn chưa được chú trọng, chính vì vậy đã ảnh hưởng tới sản xuất của hộ.
(4) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cần quan tâm đến các nội dung như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Có như vậy mới nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm nhằm mục tiêu là xây dựng nông thôn mới bền vững.