4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Tình huống thắt nút
“Thắt nút” là từ khá quen thuộc trong thuật ngữ văn học, đặc biệt với
thể loại kịch. Tình huống thắt nút là kết quả của nhiều tình huống khác trong quá trình diễn biến của câu chuyện. Quá trình đó tăng tiến lên ở mức độ cao hơn, căng thẳng hơn, rắc rối đến cực điểm khi đó được coi là thắt nút. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tôi nhận thấy bên cạnh tài năng khám phá những điều mới lạ từ những sự kiện đời thường, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật một cách điêu luyện, ông còn tạo ra những tình huống trớ trêu, những nút thắt cổ chai bất ngờ để dựng nên những truyện ngắn có sức nén và gây ám ảnh. Những tình huống trong truyện ngắn của ông thường không phải là những xung đột xã hội dữ dội hay xung đột trực diện gay gắt về mặt tính cách giữa các nhân vật mà đó thường là những tình huống mang tính chất gần gũi, đời thường nhưng có lúc cũng lắm trớ trêu và cay nghiệt. Và ở những tình huống kiểu như thế thì rõ ràng giá trị nghệ thuật của chúng không chỉ là ở phần “chuyện” mà còn ở thế giới tâm lí hết sức vi diệu và bí ẩn của con người được nhà văn khám phá và giải mã trong tác phẩm.
Tình huống thắt nút trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có thể tạm hiểu như là những tình huống khá căng thẳng do hàng loạt những sự kiện được tác giả tổ chức theo kiểu tăng tiến mức độ nóng bỏng và ngày càng siết chặt vòng vây khiến câu chuyện buộc phải tiến tới một kết thúc nào đó để giải quyết những mâu thuẫn dồn dập và đan xiết đã được tác giả khéo léo dàn dựng. Tuy nhiên những tình huống thắt nút đa phần không phải là những xung đột xã hội gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết theo kiểu “một mất một còn” mà đó chỉ là những tình huống ứng xử tâm lí đời thường, được nhìn nhận dưới góc độ cá nhân của nhân vật và sự “thắt nút” cũng được tác giả dụng
nhân vật khi giải quyết vấn đề của mình hơn là sự đối chọi, mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật với nhau. Các truyện ngắn Cơn giông, Bức tranh, Mùa trái cóc ở miền Nam, có tình huống thắt nút theo kiểu như vậy.
Truyện ngắn Cơn giông nói về Thăng (chiến sĩ lái xe tăng) và Quang (kẻ phản bội và trở thành sĩ quan ngụy giờ đang bị cải tạo) họ gặp nhau vào một đêm trời mưa sau chiến tranh, trên mảnh đất của chiến trường xưa khi Thăng về thăm người yêu của mình và Quang. Cuộc gặp này như một cuộc đối địch với nhau, đối địch trong tình yêu, đối địch trên chiến trường và cả khi họng súng của người này đã nhằm đúng người kia nhưng rồi lại không bóp cò. Lúc này Thăng đã có đủ điều kiện, cơ hội và lí do để trả thù kẻ đã cướp người yêu của anh, đã đày ải anh và giết chết biết bao đồng đội bằng sự phản bội của hắn. Nhưng Thăng đã không làm như thế. Anh đã vạch trần bộ mặt của hắn và chỉ rõ những nguyên nhân khiến hắn trở thành kẻ phản bội. Quang đã bị lột trần khỏi sự ngạo mạn và ảo tưởng về chính mình. Hắn đứng ở đỉnh điểm tột cùng của sự tự nhận thức và tự quyết định số phận của mình. Việc mở nút thắt là do chính bản thân hắn.
Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, tình huống thắt nút là tình huống Toàn gặp lại mẹ sau bao nhiêu năm xa cách. Ở những trang truyện trước, tác giả cho ta thấy sự phát triển nhân cách, số phận của Toàn và số phận đầy bi kịch của mẹ Toàn. Mẹ Toàn đi tu nhưng vì lòng yêu thương con mãnh liệt nên bà rời khỏi tu hành để nối lại nợ đời và đi tìm con. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con họ đã diễn ra đầy kịch tính. Đứng trước người mẹ đã chịu mọi gian khổ để cưu mang và chờ đợi mình, Toàn xử sự như một người con bất hiếu, vô ơn. Còn người mẹ, khi gặp lại đứa con trai của mình đã vui mừng khôn xiết, bà khóc vì vui sướng hạnh phúc, nhưng cũng trong buổi gặp gỡ ấy bà đã rơi vào tột cùng của sự đau khổ. Trước những giọt nước mắt đầy xúc động của người mẹ rơi xuống tay mình, Toàn đã đưa tay lên ngửi mùi nước mắt ấy. Niềm hi vọng duy nhất còn lại của bà sau những năm dằng dặc mong
chờ và bao công sức, bao cố gắng đã bị tắt ngấm. Nỗi đau của người mẹ được đẩy lên mức cao trào khi phát hiện ra tội ác mà con mình gây ra cho đồng đội chỉ vì chút quyền lợi cá nhân. Sự mô tả tình huống này đã bộc lộ rõ nét thái độ của nhà văn đối với nhân vật.
Trong Bức tranh cũng có tình huống thắt nút mặc dù ngay từ đầu tác phẩm này đã đi theo hướng luận đề về đạo đức. Tình huống thắt nút đó là khi người họa sĩ chợt nhận ra người cắt tóc đang sửa sang cái đầu cho mình, nhìn vào mình, lại chính là người bộ đội mình đã thất hứa năm xưa ở Trường Sơn. Từ ngày ấy đến bây giờ, ông học sĩ luôn sống trong sự cố tình lãng quên quá khứ, trong sự xóa nhòa ý thức trách nhiệm được biện minh bằng bởi những lí lẽ ngụy tạo, trong sự thỏa mãn bởi vinh quang nghệ thuật. Khi người thợ cắt tóc hiện hữu ngay trước mặt ông họa sĩ, tất cả quá khứ lại ùa về một cách chính xác và nghiêm khắc, đồng thời cho người họa sĩ thấy hậu quả không thể nào cứu chữa được do sự ứng xử vô trách nhiệm năm xưa, cụ thể là cặp mắt mù lòa của mẹ anh bộ đội sau những chịu đựng về tinh thần khi nghe tin con đã hi sinh. Thái độ làm như không nhận ra người quen cũ của người thợ cắt tóc không chỉ có ý nghĩa như một sự khoan dung, cao thượng mà còn giống như một sự khinh bỉ, im lặng. Chính tình huống thắt nút này đã đẩy người họa sĩ già đến những cảm giác day dứt, giằng xé, tự xỉ vả mình, tự nhìn vào con người thật của mình. Cái nhìn đó đã dấn đến bức chân dung tự họa trong đó khuôn mặt, nội tâm bên trong hiện lên với tất cả sự xấu xí của nó. Điều tác giả muốn nói ở đây là sự phát triển tất yếu của những hành động vô trách nhiệm, ích kỉ, coi thường đối với người khác, nhất là trong vai trò một nghệ sĩ. Truyện mở đầu và kết thúc đều là bức tranh tự họa. Cái kết cấu khép kín đó làm cho tình huống thắt nút càng trở nên thít chặt hơn và bài học về cuộc đời càng thêm nghiệt ngã.
Tình huống thắt nút trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không mấy gay gắt và kịch tính nhưng đó chính là duyên cớ để tác giả thâm nhập
vào những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Những chi tiết tài tình sẽ tạo nên những tình huống éo le và từ đó phát sinh những đấu tranh nội tâm phức tạp của nhân vật, dẫn tới những hành động bất ngờ thúc đẩy mạch truyện một cách hợp lí từ đầu đến cuối.