Sự chuyển hướng ngòi bút của Nguyễn Minh Châu về các vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nhân bản về hiện thực của nguyễn minh châu trong truyện ngắn sau năm 1975 (Trang 37)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Sự chuyển hướng ngòi bút của Nguyễn Minh Châu về các vấn đề

đời sống

đời sống nhìn đa chiều. “Khẳng định cái đẹp, cái chất thơ của đời sống nhưng Nguyễn

Minh Châu không thi vị hóa cuộc sống, không nhìn cuộc sống một chiều, dễ dãi. Cuộc sống có cả ánh sáng và bóng tối, cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân bản và phi nhân bản là cuộc đấu tranh vĩnh viễn, chất anh hùng ca và chất bi kịch của đời sống đi liền với nhau” [40, 263]. Nguyễn Minh Châu quan niệm: phải nhìn nhận con người từ

nhiều phương diện khác nhau, có vậy mới đánh giá thoả đáng về con người. Những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đều lấy con người làm đối tượng chính để khám phá. Đặc biệt là tập Bến quê - tập truyện có vị trí quan trọng trong hành trình đổi mới cách viết của nhà văn, ra mắt độc giả năm 1985 gồm 9 truyện là: Cơn giông, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh.

Cuộc đời nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê được nhà văn nhìn nhận từ nhiều góc độ: xã hội, gia đình, bản thân. Trong mối quan hệ với xã hội, Nhĩ là một người hoàn hảo, thành đạt và đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Nhưng trong quan hệ với gia đình Nhĩ lại chưa hoàn hảo. Đặc biệt đối với vợ, Nhĩ đã để gánh nặng mưu sinh dồn lên vai Liên và Nhĩ tự nhận thấy: suốt đời anh chỉ làm khổ vợ mà thôi... Trong những ngày cuối đời bệnh tật này, trước mắt lũ trẻ hàng xóm, Nhĩ lại nhận thấy hoàn cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nhân bản về hiện thực của nguyễn minh châu trong truyện ngắn sau năm 1975 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)