Vị trí, vai trò của ngành CNTT trong nền kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 99)

Hiện nay, công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đ i mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hƣởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ ) của doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tƣ CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp nhƣ hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lƣợc nhằm đạt lợi thế cạnh tranh.

Mức độ phát triển của CNTT đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức sống của một quốc gia, nó tạo cho nhân dân sự mở mang dân trí, các dịch vụ của nó cho phép ngƣời dân có thể tiết kiệm tối đa thời gian cả trong công việc và đời sống, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân. Các dịch vụ CNTT cũng giúp con ngƣời kết nối với con ngƣời đƣợc nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi hơn khiến cho cuộc sống của ngƣời dân đƣợc chia sẻ và ủng hộ tích cực lẫn nhau.

CNTT giữ một vai rất quan trọng tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, công nghệ thông tin đƣợc xem là nền tảng vững chắc phục vụ cho tiến trình phát triển đất nƣớc bền vững, hƣớng đến một trong những quốc gia có nền kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội n định, tốt nhất tại Đông Nam Á và thế giới. Chỉ thị 58 đƣợc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã xác định: Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đ i sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã

hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đ i mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay, là nhân tố quan trọng, là kênh kết nối trao đ i giữa các thành phần của xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế và thời đại toàn cầu hóa.

Đây là vấn đề đang đƣợc các doanh nghiệp, t chức, cá nhân và cơ quan nhà nƣớc quan tâm sâu sắc, bởi công nghệ thông tin là cốt l i trong các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội trong thời đại ngày nay. Việc đƣa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa xử lý qua các phần mềm ứng dụng: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm văn thƣ lƣu trữ, phần mềm quản lý điểm cho HSSV, phần mềm kế toán, phần mềm khai báo thuế, phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm lập dự án trong sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp, một t chức, một cá nhân, một cơ quan muốn sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thƣơng mại, quản trị doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

CNTT ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nƣớc thông qua các vai trò chính yếu sau:

Thứ nhất,CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phƣơng thức phát triển mới và bảo vệ T quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nƣớc.

Thứ hai, ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện

thành công 3 đột phá chiến lƣợc, cần đƣợc chú trọng, ƣu tiên trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực song có trọng tâm,

trọng điểm. Ƣu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trƣớc hết là trong các lĩnh vực liên quan tới DN, ngƣời dân nhƣ giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; ƣu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển.

Thứ tư, đầu tƣ cho CNTT là đầu tƣ cho phát triển và bảo vệ đất nƣớc, cần đƣợc đi

trƣớc một bƣớc trên cơ sở quản lý tốt, tăng cƣờng khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Chính vì vậy, CNTT phải đƣợc ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lƣợng cuộc sống, chỉ số phát triển con ngƣời Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đƣa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)