Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu QUẢN lý sự PHỐI hợp NHÀ TRƯỜNG GIA ĐÌNH xã hội TRONG GIÁO dục đạo đức CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN AN lão THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 75 - 94)

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và điều kiện của từng địa phương (điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí, tài liệu, nhân lực ….) để tiến hành triển khai trong thực tế. Đồng thời, mỗi biện pháp đưa ra phải có khả năng chuyển giao, nghĩa là phải xác định rõ chủ thể thực hiện và các điều kiện ràng buộc việc thực hiện các biện pháp.

3.2. Một số biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục học sinh.

- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong công tác phối hợp để họ luôn tham gia phối hợp một cách chặt chẽ hơn trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Xác định mục tiêu phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tích cực vận động gia đình, các lực lượng xã hội trong công tác phối hợp để tránh tình trạng còn e ngại khi gia đình tiếp xúc với thầy cô giáo, nhất là cha mẹ học sinh yếu kém.

- Tác động đến gia đình, địa phương về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho sự phối hợp.

- Có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong công tác chủ nhiệm lớp tránh để giáo viên bằng lòng với cách phối hợp hiện tại vốn chưa hiệu quả.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường phải quán triệt sâu sắc chủ trương giáo dục của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường để tạo sự đoàn kết, phối hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh, xác định rõ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường, trong tất cả các hoạt động chính khoá và ngoại khoá; đồng thời xây dựng mạng lưới giáo dục học sinh từ nhà trường đến gia đình và xã hội.

Hiệu trưởng phải là người trực tiếp “lên kế hoạch – tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả” hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm lớp) trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Qua giáo viên chủ nhiệm lớp truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà

trường. Thường xuyên trang bị và bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về quản lí cho cán bộ và giáo viên nhà trường. Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lí luận quản lí về giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lí luận quản lí giáo dục trên cơ sở đó trang bị thêm những hiểu biết cho cán bộ giáo viên về nội dung, hình thức, các biện pháp và nguyên tắc giáo dục đạo đức học sinh; các biện pháp kết hợp giữa gia đình và xã hội để có những tác động cùng chiều đến học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức. Phân công rõ trách nhiệm của thày cô giáo, gia đình và từng bộ phận liên quan.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua như phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn kết với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thày giáo, cô giáolà một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,…Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khoá, các phong trào thi đua, nhắc nhở cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh và phối hợp các lực lượng liên quan để giáo dục đạo đức học sinh.

Tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kì để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về vai trò, vị trí của gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh, tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức, những chủ trương, kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường. Trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với xã hội để thường xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đạo đức, việc phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ cần thiết, nhưng không chỉ dừng lại ở một lần đầu tiên trong năm học mà phải tiến hành theo định kì, không họp phụ huynh dưới hình thức làm cho xong việc mà phải được quán triệt thường xuyên trong nhiều hoạt động của nhà trường, để mọi thành viên, mọi tổ chức thấm nhuần sâu sắc, biến thành hành động thiết thực trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về đường lối, mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục con người. Phát động trong giáo viên, học sinh viết bài nêu gương người tốt, việc tốt, đồng thời phối hợp với đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã và của nhà trường để tuyên truyền rộng rãi.

- Đối với gia đình

Cần chủ động phối hợp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục và học tập của con em mình.

Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi tham quan, hoạt động ngoại khoá.…

Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của con em mình theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc theo yêu cầu của nhà trường.

Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục. Thường xuyên dành thời gian cho việc chăm sóc, bảo ban, kiểm tra con em mình về mọi mặt để mắm bắt những biến đổi của con em mình, kịp thời uốn nắn, bảo ban, nhắc nhở khi cần thiết.

- Đối với xã hội

Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội nơi học sinh sinh sống và hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Trong đó nhà trường và các thày cô giáo đóng vai trò chủ đạo của sự phối hợp, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để cùng làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

Để công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và cộng đồng có hiệu quả, nhà trường cần lập kế hoạch công tác phối hợp quản lí chặt chẽ, điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được xem xét từ hai phía đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng sao cho phù hợp, tránh đòi hỏi yêu cầu từ một phía. Chỉ đạo học sinh tham gia vào các hoạt động văn hoá, hoạt động xã hội, tham gia giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động từ thiện.

Thông qua cộng đồng sinh sống để giáo dục truyền thống, giáo dục bản sắc văn hoá địa phương. Truyền thống văn hoá là những giá trị quí báu đã được hình

thành từ lâu và được truyền từ đời này sang đời khác. Bản sắc văn hoá dân tộc hàm chứa ngay trong mỗi cộng đồng thông qua những lễ hội, phong tục, tập quán,…mà mỗi địa phương có một màu sắc riêng. Bằng những phương pháp, biện pháp thích hợp như mời các nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân nổi tiếng, các nhà lãnh đạo địa phương để nói chuyện với học sinh, tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử văn hoá của địa phương. Qua đó giúp các em tự hào về truyền thống địa phương và có ý thức phấn đấu vươn lên, biểu hiện thành những hành động cụ thể trong việc tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và học tập tri thức cho bản thân.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải có sự định hướng rõ ràng, có sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, tài lực.

Nhà trường phải chủ động tổ chức các hình thức gặp mặt với gia đình học sinh, với các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng qui chế phối hợp một cách có hiệu quả nhất.

Nhà trường với tư cách pháp nhân là cơ sở giáo dục đào tạo có sự quản lí của Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, tiên phong trong hoạt động dạy học và giáo dục làm nhiệm vụ tư vấn cho gia đình, các đoàn thể xã hội trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Ngoài nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường, cán bộ giáo viên cần tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương.

3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lí, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Biện pháp quản lý kế hoạch chương trình, nội dung phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của các hoạt động, tránh sự tùy tiện trong hoạt động.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch năm có nội dung và phương pháp phù hợp cho sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Kế hoạch phối hợp không nên quá phức tạp,

nhưng phải mang tính cụ thể, thực tế, khoa học và phải khả thi thể hiện các hoạt động cụ thể qua từng giai đoạn phối hợp.

- Trong kế hoạch cần chọn lọc các nội dung cần thiết, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, phù hợp với từng nhà trường và khu vực địa phương cha mẹ học sinh đang sinh sống, nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho cha mẹ học sinh tham gia.

- Kế hoạch cần chi tiết, có lịch hoạt động cho toàn trường, từng khối lớp, từng thời điểm để giáo viên chủ nhiệm lớp và cha mẹ học sinh chủ động được thời gian tham gia. Kế hoạch phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội phải dựa trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với những hoạt động khác như: hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khóa…

Các hoạt động cụ thể được thể hiện trong kế hoạch như là:

- Sắp xếp bố trí thời gian phù hợp để tiến hành hoạt động phối hợp NT-GĐ- XH.

- Kế hoạch được xây dựng với điều kiện của từng trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục của từng năm học, và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

- Có nội dung phối hợp cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với tập quán và điều kiện sinh hoạt của cha mẹ học sinh

- Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp với gia đình, địa phương của từng giáo viên chủ nhiệm lớp luôn là nội dung quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch chung của hiệu trưởng nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của ngành, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng các kênh thông tin, thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, phác thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực… Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài lực, vật lực,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Việc phân công phân nhiệm phải hợp lý nhằm tạo được sự ủng hộ của các lực lượng và giúp họ phát huy năng lực ở mức cao nhất. Trong quá trình xây

dựng kế hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường.

Việc kế hoạch hoá quản lí sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh cho từng lực lượng giáo dục theo từng kì, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nội dung kế hoạch được chi tiết hoá và được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chuyên môn để tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm để đại diện cha mẹ học sinh góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình học sinh có thể phối hợp tốt với nhà trường.

Nhà trường cũng cần phối hợp tranh thủ ý kiến đóng góp của Đảng uỷ, UBND các xã, UBND huyện, phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo để nhận được sự ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương của ngành dọc cấp trên để thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường ở hiện tại nhưng cũng chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý giáo dục đạo đức trong thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể.

Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải được sự nhất trí cao của các bộ phận lên quan phối hợp thực hiện. Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện giữa nhà trường, gia đình và xã hội rất đa dạng và có nhiều nội dung phối hợp. Tuỳ theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:

- Kế hoạch cho cả năm học. - Kế hoạch cho mỗi học kỳ.

Một phần của tài liệu QUẢN lý sự PHỐI hợp NHÀ TRƯỜNG GIA ĐÌNH xã hội TRONG GIÁO dục đạo đức CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN AN lão THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 75 - 94)