2.1.3.1. Tình hình chung
An Lão là huyện có truyền thống hiếu học, Quê hương Trạng nguyên Trần Tất Văn, Thầy Bùi Mộng Hoa, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, gia đình Tam tiến sỹ ( Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên Mỹ, Nguyễn Đốc Tín)
Huyện có 4 trường THPT, gồm: trường THPT An Lão, trường THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT Quốc Tuấn và trường THPT Trần Tất Văn. Ngoài ra, huyện có 1 TTGDTX, 1 Trung tâm Dạy nghề, 17 trường THCS, 19 trường Tiểu học và 18 trường Mầm non tại các xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.
Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như đoàn thể xã hội quan tâm. Qua các hoạt động như: từ huyện đến xã đã có thành lập hội đồng giáo dục, thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; và các lực lượng xã hội cùng với nhà trường phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là hội khuyến học đã hoạt động tốt thời gian qua giúp đỡ được nhiều học sinh vượt khó.
2.1.3.2. Tình hình giáo dục trung học phổ thông - Tình hình cán bộ giáo viên và học sinh:
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện An Lão (Năm học 2012-2013 )
TÊN TRƯỜNG SỐ CBQL SỐ GV SỐ LỚP SỐ HS THPT An Lão 4 110 32 1452 THPT Quốc Tuấn 4 58 22 949 THPT Trần Hưng Đạo 4 91 28 1288 THPT Trần Tất Văn 2 30 13 541 Tổng cộng 14 289 95 4230
(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Hải Phòng) - Kết quả học tập của học sinh:
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 4475 2259 50.5 1450 32.4 648 14.5 118 2.6 2011 - 2012 4386 2399 54.7 1421 32.4 465 10.6 101 2.3 2012 - 2013 4230 2432 57.5 1316 31.1 398 9.4 84 2.0
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực 3 năm gần đây Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 4475 255 5.7 1369 30.6 2560 57.2 291 6.5 2011 - 2012 4386 272 6.2 1645 37.5 2237 51.0 232 5.3 2012 - 2013 4230 287 6.8 1722 40.7 2047 48.4 174 4.1
(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Hải Phòng) - Một số đặc điểm về giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện An Lão:
+ Số học sinh tương đối ổn định, đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn về bằng cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có phẩm chất, đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được giao. Học sinh ở cả bốn trường THPT trong huyện phần lớn là con em nông thôn có cha mẹ chủ yếu làm nghề nông.
+ Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đã được đầu tư, song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Đội ngũ giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề không đồng đều. Sự khác biệt này được thấy rõ ở hai loại hình trường: Loại hình trường công lập và loại hình trường ngoài công lập, trường công lập tỉ lệ số giáo viên có tuổi đời cao và giáo viên trẻ gần bằng nhau, nhưng ở trường THPT Dân lập thì lực lượng giáo viên trẻ nhiều hơn. Trình độ đầu vào của học sinh ở hai loại hình trường Công lập và Dân lập cũng khác nhau rất rõ: Học sinh các trường công lập được tuyển chọn qua kỳ thi, còn học sinh trường Dân lập gồm những em còn lại sau tuyển, chủ yếu là học sinh có học lực yếu kém, về đạo đức thì có nhiều em chưa ngoan, chưa chăm chỉ học tập.
+ An Lão là vùng nông thôn có nhiều xã có kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế, do đó việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục ở các trường còn gặp nhiều khó khăn.