9. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Phân tích nguyên nhân
Qua tìm hiểu, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy: hai bài kiểm tra thực nghiệm có kết quả cao hơn hai bài kiểm tra đối chứng vì lí do sau:
Khi học nội dung về nguyên hàm và các phương pháp tìm nguyên hàm học sinh chưa có kĩ năng cơ bản để tìm nguyên hàm; đồng thời việc rèn luyện
các kĩ năng đó là thông qua hệ thống bài tập trong SGK, đó là các bài tập có tính chất củng cố lí thuyết.
Tại các tiết dạy thực nghiệm, các em được làm quen với hệ thống bài toán đa dạng hơn và được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó dần. Qua đó học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết khi giải bài toán tìm nguyên hàm. Vì vậy, các em có kĩ năng làm bài tốt hơn.
Chứng tỏ hệ thống bài toán đã đề xuất là có hiệu quả tốt.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả của bài kiểm tra cho thấy: Việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2 có tính khả thi và hiệu quả. Hệ thống các bài toán đó có giá trị trong việc rèn luyện cho HS lớp 12 THPT kĩ năng giải bài toán tìm Nguyên hàm theo: Bảng Nguyên hàm cơ bản, Phương pháp đổi biến số, Phương pháp Nguyên hàm từng phần.
Khi GV lựa chọn được phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS thì hệ thống bài tập đã xây dựng sẽ có tác dụng tốt, lôi cuốn HS vào hoạt động học tập tự giác, tích cực độc lập và sáng tạo.
Kết quả TNSP phần nào đã minh họa cho tính khả thi, hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng, giả thuyết khoa học của luận văn đã được kiểm nghiệm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, luận văn đã thu được các kết quả chính sau đây:
1. Hệ thống hóa lí luận về dạy học phân hóa, dạy học giải bài tập toán học, kĩ năng cần thiết khi giải toán. Từ đó, liên hệ với hệ thống bài tập tổng hợp các kĩ năng cần thiết trong giải toán tìm nguyên hàm cho HS lớp 12 THPT.
2. Đưa ra phương hướng vận dụng dạy học phân hóa trong dạy học tìm nguyên hàm cho HS lớp 12 THPT. Đặc biệt đã xây dựng được hệ thống bài tập tìm nguyên hàm đa dạng, được phân hóa theo các cấp độ khác nhau từ dễ đến khó, phù hợp với từng đối tượng HS (kém, yếu, trung bình, khá, giỏi) để nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng tìm nguyên hàm cho HS lớp 12 THPT miền núi.
3. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ hệ thống bài tập đã xây dựng có tính khả thi và hiệu quả. Từ đó giả thuyết khoa học của luận văn chấp nhận được và mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.
Với những kết quả trên, hy vọng rằng luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp đang giảng dạy toán lớp 12 ở các trường THPT miền núi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bình (1998), Nhu cầu và nguyện vọng của học sinh H'mông trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Hà, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
2. Đỗ Trí Dũng (2008), Vận dụng PPDH phân hóa cho HS dân tộc thiểu số vùng núi Sơn La, thông qua nội dung giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn ở trường THCS, Luận văn Thạc sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.
3. Kiều Văn Đông (2005), Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ cho học sinh lớp 8 huyện Thuận Châu - Sơn La thông qua dạy học bài tập hình học 8,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
4. Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2006), Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB ĐHSP, Hà Nội.
5. Đặng Xuân Hoài (1990), Những quan hệ giao lưu nhóm và sự hình thành nhân cách thiếu niên. Báo cáo khoa học, Hội Tâm Lí học.
6. Phạm Văn Hoàn - Hà Sỹ Hồ - Nguyễn Văn Tiến (1966), Một số vấn đề cơ bản về dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Châu Thị Bích Hoàng (2007), Rèn luyện và phát triển tư duy lôgic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum thông qua dạy học Đại số 10, Luận
văn thạc sĩ, ĐH Huế.
8. Đặng Văn Hương - Nguyễn Chí Thanh (2007), Một số phương pháp dạy học môn Toán theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh THCS, NXB ĐHSP, Hà Nội.
9. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. NXB ĐHSP, Hà Nội.
10. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn toán, NXB ĐHSP, Hà Nội.
11. Hoàng Thu Phương (2006), Dạy học chủ đề Phương trình và bất phương trình bậc hai cho học sinh lớp 10 THPT miền núi Lai Châu theo định hướng phân hóa, Luận văn thạc sĩ, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.
12. G. Polya (1957), Toán học và những suy luận có lí, NXB Giáo dục, HN. 13. G. Polya (1957), Giải bài toán như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội, 14. G. Polya (1957), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà nội.
15. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP. 16. Nguyễn Bá Kim (1997), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động,
Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000 cho GV THPT & THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2003), Phương pháp dạy học môn toán phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Thanh (1996), Những đặc điểm tâm lý xã hội của một sô' dân tộc ít người phía Bắc và công tác vận động quần chúng. Tạp chí Tâm
lý học.
20. Nguyễn Quang Trung (2007), Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, hệ phương trình, bất phương trình vô tỉ THPT,
Luận văn thạc sĩ, ĐH Thái Nguyên.
21. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP.
22. Các Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Giải tích 12 THPT 23. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.