Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Trương Quý Vũ K47CTM-QTKD (Trang 38)

5. Bốcục luận văn:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty cổphần may xuất khẩu Huế Tên tiếng anh: HUDATEX Huế

Tên viết tắt: HUDATEX

Đc: 71 PhanĐình PhùngĐt: (0234)2822101

Công ty Cổphần may xuất khẩu Huế, tên trước đây là xí nghiệp gia công Huế, được thành lập theo quyết định số16 73- QDD/UB ngày 27/11/1986 của UBND tỉnh Bình TrịThiên (cũ).

Ngay khi mới thành lập, do nền kinh tếnước ra đang trong quá trìnhđổi mới nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn: thiếu vốn, trang thiết bịvà thiếu cảkiến thức kinh doanh nhưng côn g ty đã nổlực phấn đấu đưa hoạt động kinh doanh dần dần đi vàoổn định, từng bước trang bịmáy móc thiết bị, đào tạo công nhân, nhờ đó mà năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao hơn.

Bước vào kinh doanh trong cơ chếmới - cơ chếthịtrường, cũng như các doanh nghiệp khác của Việt Nam, công ty Cổphần may xuất khẩu Huếkhông tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn, kinh nghiệm kinh doanh hầu như không có, sựcạnh tranh trên thị trường gay gắt. Nhưng với sựtựlực, tựcường, công ty đã cốgắng bắt kịp với thị trường, xác định đúng hướng kinh doanh, cải tiến trang thiết bị đểnâng cao chất lượng sản phẩm- yếu tốcó tính chất quyết định đểchiến thắng trong cạnh tranh, đa dạng hóa các sản phẩm, thường xuyên thay đổi các mẫu mã phù hợp với thịhiếu của khách hàng, tích cực tìm kiếm và mởrộng thịtrường tiêu thụsản phẩm.

Đến năm 1995 trên đà phát triển và đểphù hợp với xu thếphát triển chung nên công ty đãđổi tên từXí nghiệp gia công Huếthành Công ty dệt may Huế. Lúc này Công ty có 100% vốn Nhà Nước, thuộc quyền sởhữu của UỷBan Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bắt đầu từnăm 1996, công ty tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Công ty ngày càng mởrộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm mới máy móc, thiết bị, đào tạo tuyển dụng thêm nhân công, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thêm thịtrường mới, khách hàng mới. Tuy nhiên, trong quá trình đó, công ty gặp không ít trởngại, một trong sốtrởngại lớn nhất là công ty đang chịu quản lý bởi cơ quan Nhà Nước là Uỷban nhân dân tỉnh nên mọi chiến lược kinh doanh đều bịchậm trễtrong khâu trình ký phê duyệt.

Cũng chính hạn chếtrên và một phần là do bước sang giai đoạn Nhà nước khuyến khích cơ chếcổphần hoá doanh nghiệp Nhà Nước nên sang năm 2006, công ty quyết định cổphần hoá, bắt đầu chuyển đổi tên thành Công ty Cổphần may xuất khẩu Huếvà tên này tồn tại chođến nay.

Bước sang giaiđoạn mới hoạt động dưới hình thức Công ty Cổphần, Công ty vẫn còn một phần vốn Nhà nước, khoảng 10% vốn Nhà nước và gặp phải một sốkhó khăn do công ty mới chuyển đổi cơ chế, mọi hoạt động của công ty ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm của một công ty có quá trình thành lập khá lâu và chủyếu chỉhoạt động trên lĩnh vực may mặc nên công ty đã dầnổn định và đi vào sản xuất dây chuyền với sốlượng hàng hoá và quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao đápứng nhu cầu thịtrường xuất khẩu. Đến năm 2009, với chủ trương thoái vốn sởhữu của nhà nước, Tập đoàn Dacotex đã sởhữu 100% vốn điều lệ, đưa Công ty Cổphần May xuất khẩu Huếchuyển hướng phát triển mới và lấy tên giao dịch quốc tếlà công ty HUDATEX. Trước đây chủyếu may gia công, đến nay khi về với Dacotex, với lợi thếtập đoàn có hệthống siêu thị ởChâu Âu nên bao tiêu toàn bộ sản phẩm 100%. Ngoài ra còn xuất ra các nước Châu Mý như: Mexico, Brazil...

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ca công ty Cphn may xut khu Huế

Chức năng

-Công ty Cổphần may Xuất khẩu Huếlà một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành dệt may, với chức năng chủyếu là sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc theo đơn đặt hàng của các nước Châu Âu, Châu Mỹ...

Chủtịch hội đ ồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó giám đốc

Kế toán trưởng Giám đốc tài chính Giám đốc điều hành

Phòng Kếhoạch XNK Tổ chức- Hành chính Bộphận sản xuất Phòng Kĩ thuật P. Kếtoán

Kho nguyên liệu Kho phụliệu PX cắt PX may PX hoàn thành Bộphận KCS

Nhiệm vụ chính của Công ty

-Nhận kếhoạch sản xuất từphòng kếhoạch tập đoàn từ đó xây dựng kếhoạch sản xuất cụthểcho công ty mình.

-Tổchức, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

-Tựhạch toán thu - chi. Quản lý sửdụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quảkinh tế.

-Thực hiện thủtục xuất khẩu hàng theo đúng đơn đặt hàng.

-Quản lý đội ngũ cán bộcông nhân viên, thực hiện phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộcông nhân viên tại công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

Sơ đồ2. Cơ cấu tổchức và bộmáy của công ty cổphần may xuất khẩu Huế

Chức năng của các phòng ban

Chủtịch Hội đồng quản trị: Là Người đứng đầu công ty, có quyền nhân danh công ty đểquyết định mọi vấn đềliên quan đến việc xác định và thực hiện kếhoạch,

mục tiêu, nhiệm vụmà Hội đồng quản trị đã họp và đưa ra. Chủtịch HĐQT có quyền bổnhiệm hoặc phếbỏTổng giám đốc, có quyền triệu tập đại hội cổ đông bất thường ĐHĐCĐ họp khi thành lập công ty, họp thường niên và bất thường.

HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty đểquyết định liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừnhững vấn đềthuộc thẩm quyền củaĐHĐCĐ.

Chức năng của HĐQT trong hoạt động kinh doanh và đầu tư :

-Quyết định chiến lược, kếhoạch phát triển trung hạn và kếhoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty ;

-Quyết định đầu tư hoặc bán sốtài sản có giá trịtrên 30% đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty ;

-Quyết định các giải pháp thịtrường, tiếp thịvà công nghệ; Chức năng của HĐQT trong công tác tổchức:

-Quyết định cơ cấu tổchức, cơ chếquản lý nội bộcông ty ;

-Quyết định thành lập hay giải thểcông ty con, chi nhánh, văn phòngđại diện công ty theo đềnghịcủa Tổng giám đốc ;

-Bổnhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng,kỉluật, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc hoặc theo đềnghịcủa Tổng Giám đốc đối với các chức danh Phó Tổng giám đốc và Kếtoán trưởng.

Chức năng của HĐQT trong công tác tài chính:

-Quyết định phát hành thêm cổphần mới với mức không quá 30% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành trong mỗi 12 tháng ;

-Quyết định chào bán sổcổphần ngân quỹcủa công ty ;

-Quyết định phương thức, giá và thời điểm chào bán cổphần trong phạm vi cổ phần được phép chào bán của công ty ;

-Quyết định loại trái phiếu, tổng giá trịtrái phiếu, phương thức, giá và thời điểm chào bán trái phiếu và các chứng khoán chuyển đổi của công ty ;Quyết định huy động vốn theo hình thức khác

-Quyết định việc góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp khác ; -Quyết định mức trích khấu hao tài sản, mức trảcổtức hàng năm ;

-Quyết định thời hạn và thủtục trảcổtức hoặc xửlý lỗphát sinh trong quá trình quyết định kinh doanh.

-Tổng giám đốc: Là người chịu trực tiếp trước trước pháp luật và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có chức năng nhiệm vụsau:

-Xây dựng các chiến lược phát triển, kếhoạch dài hạn và hàng năm của công ty, đềán tổchức quản lý, qui hoạch đào tạo lao động .

-Thực hiện bổnhiệm, khên thưởng kỷluật cán bộcông nnân viên theo quy định phân cấp, điều lệcông ty và luật lao động.

-Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm dịch vụvà chuyển xuống phòng kinh doanh, ban hành các định mức kinh tếkỹthuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp những qui định hiện hành.

-Sửdụng và bảo toàn vốn của của chủsởhữu, tổchức điều hành hoạt động của công ty theo đúng điều lệtổchức của côn g ty.

-Giám đốc tài chính (Kếtoán trưởng): Giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác kếtoán tại công ty và giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty.

Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, có trách nhiệm thay mặt Tổng giám đốc điều hành, giám sát và báo cáo thường xuyên cho Tổng giám đốc vềcác hoạt động diễn ra hàng ngàyởcông ty.

Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm chính vềkếhoạch sản xuất và thực tếsản xuấtởcông ty. Giám đốc điều hành được Tổng giám đốc uỷquyền ký các giấy tờliên quan đến thuếvà xuất nhập khẩu.

Phòng kếhoạch –Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụlập kếhoạch sản xuất từng mã hàng, theo dõi kiểm tra tiến độsản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụsản phẩm, theo dõi quá trìnhđặt hàng và nhập hàng. Công ty CP may xuất khẩu Huếlà công ty xuất khẩu 100% hàng may mặc, vì vậy công ty rất chú trọng đến tiến độgiao hàng. Bộphận kế hoạch tham mưu cho ban giám đốc vềmọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng kỹthuật: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc vềtoàn bộcông tác kỹ thuật, quản lý tiêu hao nguyên phụliệu, phối hợp với phòng kinh doanh nghiên cứu

thiết kế, chếmẫu các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, phục vụkhách hàng một cách tốt nhất đúng như cam kết: "khách hàng là tất cả".

Phòng kếtoán tài vụ: Hoạt động dưới sựchỉ đạo trực tiếp của của giám đốc tài chính và kếtoán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý vàđưa vào sửdụng có hiệu qủa n các loại vốn và quỹcủa công ty, ghi chép các khoản thu khi khách hàng trực tiếp đến thành toán, theo dõi tài khoản của công ty tại các ngân hàng, thanh toán các hợp đồng mua, hướng dẫn các bộphận mởsổvà thực hiện chế độthống kê kếtoán theo đúng pháp lệnh kếtoán thống kê. Thanh toán thu hồi công nợ, các khoản thanh lý tài sản và sản phẩm từcửa hàng giới thiệu sản phẩm theo đúng hạn định.

Phòng tổchức: Chịu trách nhiệm vềtổchức quản lý nguồn nhân lực bao gồm cả công nhân và cán bộcác phòng. Hàng năm tổchức tuyèn dụng, đào tạo và thi nâng cấp tay nghềcho công nhân sản xuất trực tiếp, cán bộquản lý, nhân viên các phòng ban căn cứvào nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cua công ty và theo sựchỉ định của cấp trên. Thực hiện ký kết các hợp đồng tuyèn dụng, đảm bảo tiền lương, thưởng, bảo hièm, chế độ ưu đãi cho người lao động yên tâm công tác và gắn kết với công ty.

Bộphận sản xuất:

Phân xưởng cắt: Trên cơ sởtài liệu kỹthuật và theo yêu cầu của khách hàng khi có đầy đủsơ đồrập mẫu, tác nghiệp cắt tiến hành cắt cung cấp phối cắt cho phân xưởng

Phân xưởng may: Sau khi đã cóđầy đủtài liệu kỹthuật tiến hành họp mẫu rãi chuyền sản xuất ra thành phẩm đảm bảo sốlượng, chất lượng đảm bảo tiến độxuất hàng

Phân xưởng hoàn thành: Nhận sản phẩm từphân xưởng may, gấp xếp và đóng gói sản phẩm nhập kho.

Bộphận KCS: Tiến hành kièm tra chất lượng sản phẩm từkhâu chuẩn bịmẫu đến sản xuất ra sản phẩm, trong quá trình kièm tra phải đảm bảo chất lượng do khách hàng yêu cầu.

Kho Nguyên liệu- Kho PhụLiệu: Theo dõi, phối hợp kièm trảthực tếhàng vềcó đồng bộ, kịp thời không đè đảm bảo tiến độsản xuất.

2.1.4.1 Tình hình laođộng của công ty

Lao động là yếu tố không thể thiếu nó quyết định đến thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Lao động tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Nếu không có lao động thì quá trình sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được. Dù cho có các nguồn lực khác như đất đai ,tài nguyên, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật , khoa học công nghệ sẽkhông được sử dụng và khai thác có mục đích nếu như không có lao động. Một doanh nghiệp có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,...sẽtạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh.Đặc biệt, ngành may mặc là ngành sản xuất trực tiếp nên cần một lượng lao động khá lớn đểphục vụcho hoạt động sản xuất.

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty Cổphần may xuất khẩu Huế giai đoạn 2014-2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số lượng (người) Tỷtrọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Tổng số lao động 1200 100 1350 100 1596 100 150 12.5 246 18.22 I. Phân theo giới tính 1 Nam 80 6.67 95 7.04 116 7.27 15 18.75 21 22.11 2 Nữ 1120 93.33 1255 92.96 1480 92.73 135 12.05 225 17.93

II. Phân theo tính chất 1 Lao động

gián tiếp 85 7.08 94 6.96 105 6.58 9 10.59 11 11.70 2 Lao động

trực tiếp 1115 92.92 1256 93.04 1491 93.42 141 12.65 235 18.71 III. Phân theo

trìnhđộ 1Đại học 30 2.50 33 2.44 42 2.63 3 10.00 9 27.27 2 Trung và sơ cấp 25 2.08 31 2.30 30 1.88 6 24.00 -1 -3.23 3 Công nhân kĩ thuật 38 3.17 36 2.67 40 2.51 -2 -5.26 4 11.11 4 Lao động phổ thông 1107 92.25 1250 92.59 1484 92.98 143 12.92 234 18.72 Nguồn: Phòng Tổchức – Hành chính

Qua sốliệu phân tíchởbảng 2.1. có thểthấy tổng sốlao động của công ty qua 3 năm có sựtăng lên rõ rệt. Từ1200 người năm 2014 đã tăngđến 1350 người năm 2015 với mức tăng tươngứng 12.5%. Từ1350 người năm 2015 đã tăng đến 1596 người năm 2016 với mức tăng tươngứng 18.22%. Tổng sốlao động tăng thêm 396 người trong 3 năm từ2014-2016. Nguyên nhân của sựgia tăng này là do công ty mởrộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh nên cần thiết phải tuyển thêm lao động đểkịp thời đápứng các đơn hàng từcác đối tác

Xét vềcơ cấu lao động theo giới tính, lao động nữchiếm tỷlệvượt trội hơn so với lao động nam. Năm 2014 sốlượng lao động nữlà 1120 người chiếm 93.33%, trong lúc đó sốlao động nam chỉcó 80 người chiếm tỉlệ6.67%. Qua năm 2015, số lượng lao động nữtăng thêm 135 người, với tốc độtăng là 12.05%, sốlượng lao động nam tăng thêm 15 người với tốc độtăng 18.75%. Đến năm 2016, sốlượng lao động nam và nữ đều tăng mạnh. Cụthểsốlượng lao động nữtăng thêm 225 người tương ứng với tốc độtăng là 17.93%, sốlượng lao động nam tăng thêm 21 người tươngứng với tốc độtăng là 22,11%. Như vây, tốc độtăng của lao động nam nhanh hơn của lao động nữ. Với kết quảphân tích này thì tình hình biến động nhân lực của công ty theo giới tínhởmức tốt. Vì công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, phù hợp với tính chất lao động của phái nữnên tỷlệnày là hợp lí. Trong công ty lao động nam chủyếu làm việcởbộphận kĩ thuật, văn phòng, công ty cần duy trìởmột tỉlệnhất định đểphù hợp với các công đoạn lao động cần sức khỏe.

Xét vềcơ cấu lao động theo tính chất, lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ lệlớn với tỷlệtăng hàng năm 92.92% năm 2014; 93.04% năm 2015; 93.42% năm 2016. Do tính chất công việc là sản xuất hàng may mặc nên cần một lượng lớn lao động trực tiếp đểtiến hành sản xuất. Trong khi đó, tuy sốlượng lao động gián tiếp có tăng nhẹhàng năm: tăng thêm 9 người vào năm 2015 (tăng 10.59%) và tăng thêm 11 người vào năm 2016 (tăng 11.7%) nhưng tỷlệcơ cấu lại có xu hướng giảm, từ7.08% năm 2014 giảm xuống 6.96% năm 2015, đến năm 2016 tỷlệnày còn 6.58%. Mỗi năm sốlao động gián tiếp của công ty đều tăng lên chứng tỏCông ty đã có sựchú trọng vào đội ngũ cán bộ quản lý tuy nhiên Công ty cần điều chỉnh cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp một cách hợp lí để đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xét vềcơ cấu lao động theo trìnhđộ, đây là chỉtiêu phản ánh chất lượng lao động của công ty. Nhìn vào bảng ta có thểthấy lao động trìnhđộ đại học có tỷlệtăng tương đối tốt. Tăng nhẹtừ30 người năm 2014 lên 33 người vào năm 2015 và tăng

mạnh lên 42 người vào năm 2016ứng tới mức tăng 27,27%. Trong nền kinh tếthị trường thì việc nâng cao trìnhđộlao động là điều rất cần thiết. Do đó công ty cần chú trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộnhân viên đểnâng cao chất lượng lao động. Về lao động phổthông, ta có thểthấy sốlượng lao động phổthông tăng lên mỗi năm. Từ 1107 người năm 2014 tăng lên 1484 người vào năm 2016, (tăng thêm 143 người vào năm 2015 tươngứng tỷlệ12,92% và tăng thêm 234 người vào năm 2016 tươngứng

Một phần của tài liệu Trương Quý Vũ K47CTM-QTKD (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w