Vai trò của điện mặt trời trong hệ thống điện Việt Nam

Một phần của tài liệu Noi dung 2 - DA Ninh Thuan (Trang 104 - 105)

Theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, giá mua điện ở cả 3 loại hình điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi và điện mặt trời đều có mức giá rất phù hợp với cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Cụ thể, giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất 1.644 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh; giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi 1.783 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Đặc biệt, giá mua điện mặt trời áp mái có mức giá cao nhất là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh.

Điện mặt trời đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Mặc dù trong 2-3 năm gần đây, điện mặt trời đã phát triển với tốc độ rất ấn tượng, nhưng để nó có vai trò lớn hơn và bền vững trong hệ thống điện Việt Nam, còn phải giải quyết rất nhiều thách thức.

Theo Báo cáo tóm tắt QH PTĐL Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Viện năng lượng lập, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành lên tới khoảng 5GW (trong đó tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hơn 2GW) trong năm 2019. Các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 11GW, tổng quy mô đăng ký xây dựng nhưng chưa được bổ sung là 25GW.

Tổng tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời rất lớn lên tới 1646GW (1569GW là tiềm năng mặt đất và 77GW là tiềm năng mặt nước), tuy nhiên nếu xét thêm về điều kiện khả năng xây dựng và tiềm năng kinh tế theo từng tỉnh thì tổng quy mô tiềm năng có thể phát triển của điện mặt trời quy mô lớn toàn quốc khoảng 386GW, tập chung chủ yếu tại miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Về điện mặt trời áp mái, đến hết năm 2019 công suất lắp đặt ĐMT áp mái toàn quốc đạt 340MWp (272MW). Tổng tiềm năng điện mặt trời áp mái toàn quốc lên tới 48GW, trong đó chủ yếu nằm ở khu vực miền Nam 22GW.

Theo Nghị quyết số 55 Bộ Chính trị ban hành ngày 11/2/2020 thì: Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045. Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế. Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm để đánh giá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Noi dung 2 - DA Ninh Thuan (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w